Đại biểu nêu ý kiến với thị trường vàng, "hiến kế" để giá không lên xuống
Phát biểu thảo luận tại hội trường ngày 29/5, đa số đại biểu Quốc hội thống nhất cao với nội dung báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng chỉ ra những tồn tại và giải pháp tháo gỡ của một số vấn đề cụ thể.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) cho biết, những tháng đầu năm nay, sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn. Thị trường bị thu hẹp. Chuỗi cung cầu bị đứt quãng. Chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao. Thị trường bất động sản khá trầm lắng, sức mua thấp. Khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vào nền kinh tế thấp.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có các gói hỗ trợ kích cầu, phát triển thị trường trong nước, tăng sức mua, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) (Ảnh: Quochoi.vn).
Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy, trong những tháng đầu năm, giá cả một số mặt hàng dịch vụ tăng cao, nhất là giá vàng, tỷ giá USD, giá dịch vụ hàng không dẫn đến những tác động tiêu cực.
Đáng chú ý là vàng, USD trở thành ưu tiên lựa chọn dự trữ của nhiều hộ gia đình, cá nhân. "Nếu chúng ta không có giải pháp tốt, không sớm kiềm chế sẽ dẫn đến hiện tượng vàng hóa, USD hóa trong các giao dịch mua, bán trong xã hội", đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy nhấn mạnh.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc quản lý thị trường vàng có nhiều bất cập. Như trong báo cáo thẩm tra, vàng biến động mạnh, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, dẫn đến buôn lậu vàng diễn biến phức tạp, làm "chảy máu" ngoại tệ.
Theo ông, những diễn biến trên có khả năng tác động tiêu cực tới việc bình ổn kinh tế vĩ mô nên việc cần phải có giải pháp dài hạn để quản lý, ổn định thị trường vàng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) (Ảnh: Quochoi.vn).
Ngoài ra, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, đấu giá vàng chỉ là giải pháp tạm thời, giá vàng vẫn không giảm mà có xu hướng tăng. Ông đặt vấn đề liệu đã đến lúc bỏ độc quyền vàng miếng nhập khẩu.
Ông cũng nêu cần bổ sung Nghị định 24 của Chính phủ, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu và làm vàng miếng dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. "Có như thế, tôi tin tưởng thị trường vàng sẽ ổn định chứ không phải lên xuống hằng ngày như hiện nay", đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) cho biết, những tháng đầu năm nay, sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn. Thị trường bị thu hẹp. Chuỗi cung cầu bị đứt quãng. Chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao. Thị trường bất động sản khá trầm lắng, sức mua thấp. Khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vào nền kinh tế thấp.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có các gói hỗ trợ kích cầu, phát triển thị trường trong nước, tăng sức mua, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) (Ảnh: Quochoi.vn).
Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy, trong những tháng đầu năm, giá cả một số mặt hàng dịch vụ tăng cao, nhất là giá vàng, tỷ giá USD, giá dịch vụ hàng không dẫn đến những tác động tiêu cực.
Đáng chú ý là vàng, USD trở thành ưu tiên lựa chọn dự trữ của nhiều hộ gia đình, cá nhân. "Nếu chúng ta không có giải pháp tốt, không sớm kiềm chế sẽ dẫn đến hiện tượng vàng hóa, USD hóa trong các giao dịch mua, bán trong xã hội", đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy nhấn mạnh.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc quản lý thị trường vàng có nhiều bất cập. Như trong báo cáo thẩm tra, vàng biến động mạnh, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, dẫn đến buôn lậu vàng diễn biến phức tạp, làm "chảy máu" ngoại tệ.
Theo ông, những diễn biến trên có khả năng tác động tiêu cực tới việc bình ổn kinh tế vĩ mô nên việc cần phải có giải pháp dài hạn để quản lý, ổn định thị trường vàng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) (Ảnh: Quochoi.vn).
Ngoài ra, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, đấu giá vàng chỉ là giải pháp tạm thời, giá vàng vẫn không giảm mà có xu hướng tăng. Ông đặt vấn đề liệu đã đến lúc bỏ độc quyền vàng miếng nhập khẩu.
Ông cũng nêu cần bổ sung Nghị định 24 của Chính phủ, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu và làm vàng miếng dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. "Có như thế, tôi tin tưởng thị trường vàng sẽ ổn định chứ không phải lên xuống hằng ngày như hiện nay", đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.