Diễn biến bất ngờ của vàng nhẫn
Vàng nhẫn quay lại mức đỉnh
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78,5-80,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với phiên hôm qua. Trước đó, mặt hàng này được điều chỉnh giảm 500.000 đồng mỗi chiều sau 14 phiên giữ nguyên giá. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 77,3-78,6 triệu đồng/lượng (mua - bán). Hôm qua, mặt hàng này được niêm yết tăng 100.000 đồng mỗi chiều và quay lại mốc kỷ lục lịch sử. Vàng nhẫn lần đầu đạt mức 78,6 triệu đồng phiên ngày 28/8.
Hồi tháng 7, có thời điểm giá vàng nhẫn thậm chí đắt hơn vàng miếng SJC. Vàng miếng SJC khi ấy rẻ hơn so với vàng nhẫn cả triệu đồng mỗi lượng, do chính sách "định giá" của Ngân hàng Nhà nước nhưng người dân không dễ mua. Tuy nhiên, nguồn vàng nhẫn trơn cũng trồi sụt theo từng thời điểm, không dồi dào, có sẵn trên thị trường.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.508 USD/ounce, giảm 8 USD sau phiên tăng mạnh 1% lên mức cao nhất tuần trước đó, song vẫn giữ được ngưỡng kháng cự 2.500 USD.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 4,8-5,3 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là hơn 3 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ có xu hướng giảm dần và thị trường việc làm suy yếu, giới phân tích đồng thuận Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất từ tháng 9. Cùng với việc thị trường toàn cầu biến động gần đây, các chuyên gia thậm chí kỳ vọng mức cắt giảm mạnh hơn.
Lợi suất chuẩn trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 4,5% trong quý II xuống chỉ còn dưới 4% vào tháng 8. Trong bối cảnh này, đồng bạc xanh suy yếu trong khi các kênh đầu tư trú ẩn như vàng lại được dự báo lên ngôi.
Thị trường vàng biến động (Ảnh: Thành Đông).
Trong tuần này, Mary Daly, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco, cho biết đơn vị này cần phải cắt giảm lãi suất để duy trì thị trường lao động lành mạnh. Nhưng hiện tại, quyết định cắt giảm bao nhiêu phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới.
Sự chú ý của thị trường đổ dồn vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sắp được công bố. Chuyên gia phân tích thị trường Han Tan của Exinity Group cho biết, nếu tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 bằng với mức 4,3% được ghi nhận trong tháng 7, mức cao nhất kể từ năm 2021, điều đó sẽ đưa giá vàng trở lại mức cao kỷ lục khi thị trường tăng cường đặt cược vào đợt cắt giảm lãi suất lớn.
Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,11 điểm, giảm 0,3% so với trước đó. Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.202 đồng một USD, giảm 20 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 22.992-25.412 đồng.
Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm phiên cuối tuần, với tổng mức điều chỉnh trong 2 ngày gần nhất lên tới 150-220 đồng mỗi USD. Ngân hàng lớn điều chỉnh giá mua bán USD xuống 24.500-24.870 đồng, thấp hơn 50 đồng so với trước đó. Tại ngân hàng cổ phần, giá là 24.450-24.810 đồng.
Giá USD trong nước có xu hướng đi xuống từ đầu tháng 8 đến nay. So với vùng giá cao nhất lịch sử thiết lập cách đây hơn một tháng, mỗi USD ngân hàng đã giảm hơn 2,3%, về ngang vùng giữa tháng 3 đầu năm nay.
Trên thị trường tự do, các điểm thu đổi ngoại tệ cũng giảm sâu giá mua bán USD xuống 25.100-25.190 đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78,5-80,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với phiên hôm qua. Trước đó, mặt hàng này được điều chỉnh giảm 500.000 đồng mỗi chiều sau 14 phiên giữ nguyên giá. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 77,3-78,6 triệu đồng/lượng (mua - bán). Hôm qua, mặt hàng này được niêm yết tăng 100.000 đồng mỗi chiều và quay lại mốc kỷ lục lịch sử. Vàng nhẫn lần đầu đạt mức 78,6 triệu đồng phiên ngày 28/8.
Hồi tháng 7, có thời điểm giá vàng nhẫn thậm chí đắt hơn vàng miếng SJC. Vàng miếng SJC khi ấy rẻ hơn so với vàng nhẫn cả triệu đồng mỗi lượng, do chính sách "định giá" của Ngân hàng Nhà nước nhưng người dân không dễ mua. Tuy nhiên, nguồn vàng nhẫn trơn cũng trồi sụt theo từng thời điểm, không dồi dào, có sẵn trên thị trường.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.508 USD/ounce, giảm 8 USD sau phiên tăng mạnh 1% lên mức cao nhất tuần trước đó, song vẫn giữ được ngưỡng kháng cự 2.500 USD.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 4,8-5,3 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là hơn 3 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ có xu hướng giảm dần và thị trường việc làm suy yếu, giới phân tích đồng thuận Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất từ tháng 9. Cùng với việc thị trường toàn cầu biến động gần đây, các chuyên gia thậm chí kỳ vọng mức cắt giảm mạnh hơn.
Lợi suất chuẩn trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 4,5% trong quý II xuống chỉ còn dưới 4% vào tháng 8. Trong bối cảnh này, đồng bạc xanh suy yếu trong khi các kênh đầu tư trú ẩn như vàng lại được dự báo lên ngôi.
Thị trường vàng biến động (Ảnh: Thành Đông).
Trong tuần này, Mary Daly, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco, cho biết đơn vị này cần phải cắt giảm lãi suất để duy trì thị trường lao động lành mạnh. Nhưng hiện tại, quyết định cắt giảm bao nhiêu phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới.
Sự chú ý của thị trường đổ dồn vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sắp được công bố. Chuyên gia phân tích thị trường Han Tan của Exinity Group cho biết, nếu tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 bằng với mức 4,3% được ghi nhận trong tháng 7, mức cao nhất kể từ năm 2021, điều đó sẽ đưa giá vàng trở lại mức cao kỷ lục khi thị trường tăng cường đặt cược vào đợt cắt giảm lãi suất lớn.
Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,11 điểm, giảm 0,3% so với trước đó. Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.202 đồng một USD, giảm 20 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 22.992-25.412 đồng.
Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm phiên cuối tuần, với tổng mức điều chỉnh trong 2 ngày gần nhất lên tới 150-220 đồng mỗi USD. Ngân hàng lớn điều chỉnh giá mua bán USD xuống 24.500-24.870 đồng, thấp hơn 50 đồng so với trước đó. Tại ngân hàng cổ phần, giá là 24.450-24.810 đồng.
Giá USD trong nước có xu hướng đi xuống từ đầu tháng 8 đến nay. So với vùng giá cao nhất lịch sử thiết lập cách đây hơn một tháng, mỗi USD ngân hàng đã giảm hơn 2,3%, về ngang vùng giữa tháng 3 đầu năm nay.
Trên thị trường tự do, các điểm thu đổi ngoại tệ cũng giảm sâu giá mua bán USD xuống 25.100-25.190 đồng.