Vay vàng mua bất động sản, méo mặt vì giá vàng liên tục lập đỉnh
Đau đầu vì mượn vàng mua bất động sản
Cuối năm 2020, gia đình chị Nguyễn Thúy (quê Nam Định) mua một căn nhà trong ngõ đã xây dựng 5 tầng với diện tích mỗi sàn là 32m2 tại Nam Từ Liêm (Hà Nội) với mức giá 2,7 tỷ đồng.
Có khoảng 1,2 tỷ đồng, chị Thúy mượn người thân 10 lượng vàng SJC, không mất lãi. Phần thiếu còn lại, chị Thúy đi vay ngân hàng. Chị nói đa phần mọi người ở quê dư tiền đều mua vàng để tích sản. Do đó, nếu muốn vay phải chấp nhận mượn vàng và khi trả cũng bằng vàng. Thời điểm gia đình chị vay giá vàng, giá dao động 54-55 triệu đồng/lượng. Với 10 lượng vàng bán đi thu về được khoảng 540 triệu đồng.
Vì nghĩ rằng giá vàng sẽ không biến động quá mạnh nên gia đình chị Thúy đã tập trung trả nợ ngân hàng trước. Vợ chồng chị cũng bàn tính, khi giá vàng xuống thấp hơn sẽ mua để trả nợ.
Tuy nhiên, hiện người thân ngỏ ý lấy lại 4 cây vàng để bán lấy tiền lo công việc, khiến gia đình Thúy "đau đầu" vì giá vàng thời gian qua tăng quá cao. Chị nhẩm tính, với giá vàng khoảng 82 triệu đồng/lượng (cập nhật mở phiên giao dịch ngày 24/9) thì số tiền gia đình chị phải trả cao hơn 50% so với lúc mượn.
"Mượn gần 4 năm mà số tiền phải trả tăng tới 50%, hơn vay ngân hàng. Nếu giá vàng tiếp tục tăng lên chúng tôi sẽ phải trả nhiều hơn. Mặc dù vừa qua giá nhà của tôi có tăng nhưng chưa bằng tốc độ tăng giá của vàng", chị nói.
Chị Trần Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) - chia sẻ, cuối tháng 10 năm ngoái, nhiều lô đất nền tại các tỉnh đã giảm giá khá sâu. Khi đó, gia đình chị tìm được một mảnh đất ưng ý có diện tích 120m2 tại Bắc Giang với mức giá 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì có trong tay gần 3 tỷ đồng, chị đã hỏi mượn người thân 15 lượng vàng.
Chị cũng cho biết, ở quê, mọi người đều có xu hướng "ăn chắc mặc bền" nên cứ có tiền dư là mua vàng tích trữ đến khi giá tăng mới bán hoặc sẽ để dành cho con cháu. Hầu hết mọi người đều không có sẵn tiền mặt, muốn vay chị phải chấp nhận mượn vàng. Khi đó, giá vàng khoảng 71 triệu đồng/lượng, chị nghĩ giá đã đạt đỉnh. Do đó, đến lúc phải trả vàng cùng lắm cũng chỉ bằng khi vay hoặc sẽ thấp hơn.
Một dự án bất động sản tại Hà Nội (Ảnh minh họa: Dương Tâm).
Thời điểm bán đi, chị Thanh thu về được gần 1,1 tỷ đồng và nhanh chóng xuống tiền chốt lô đất đã xem. Tuy nhiên, gần đây giá vàng liên tục tăng mạnh, trong khi mảnh đất mua trước đó tăng chưa được bao nhiêu khiến chị Thanh "méo mặt".
"Bây giờ tôi chỉ mong vàng sớm điều chỉnh bình ổn trở lại. Đây cũng là lần đầu tiên tôi vay vàng nên chưa lường hết rủi ro", chị Thanh than thở.
Hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính
Ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc mảng dịch vụ tư vấn và Phát triển dự án DKRA Group - cho biết, bản chất việc mượn vàng khi trả cũng phải bằng vàng. Do đó, nếu mượn phải thống nhất rõ ràng là trả vàng hay trả bằng tiền theo giá trị thời điểm mượn.
Thực tế, thời gian qua giá vàng tăng mạnh nhưng giá bất động sản tại trung tâm cũng tăng cao. Thậm chí, giá nhà ở đô thị như Hà Nội đã tăng cao hơn nhiều so với giá vàng trong khoảng 3-4 năm qua. Trái lại, hy hữu có những trường hợp mua nhà nhưng đến nay chưa tăng quá nhiều mà giá vàng đã tăng rất nhanh.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng việc mượn vàng để mua bất động sản không quá phổ biến. Nếu như bất động sản đủ pháp lý người dân nên lựa chọn vay ngân hàng sẽ có lợi hơn. Song, việc dùng đòn bẩy tài chính cũng cần tính toán kỹ lưỡng về khả năng trả nợ. Người mua chỉ nên vay khoảng 50% giá trị bất động sản để đảm bảo an toàn.
Ông Lê Đình Chung - Thành viên Tổ công tác thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - cho rằng đa phần mượn vàng để mua nhà ở hay đầu tư bất động sản đều là những người chưa hiểu hết về rủi ro biến động của loại tài sản này. Đối với những bất động sản có pháp lý rõ ràng nếu cần dùng đòn bẩy tài chính, ông Chung cho rằng có thể vay ngân hàng ở mức độ nhất định.
"Nếu như mua tại trung tâm TP Hà Nội thì mức độ tăng giá nhà thời gian qua không quá kém so với vàng. Còn đối với người mua bất động sản tỉnh mà mượn vàng chắc chắn sẽ thiệt thòi hơn", ông Chung nêu.
Theo ông, người mua nhà chỉ nên sử dụng đòn bẩy tài chính khoảng 50% giá trị sản phẩm trong mọi thời điểm của thị trường nhằm đảm bảo khả năng chi trả. Với hiện tại người mua nên cân nhắc việc sử dụng đòn bẩy tài chính vì giá nhà đã tăng cao. Đồng thời thị trường bất động sản vẫn chưa rõ ràng xu hướng tiếp theo.
Nhiều chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, người mua bất động sản nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính. Bởi hiện nay thị trường bất động sản vẫn chưa rõ sẽ tiếp tục tăng giá hay điều chỉnh.
Cuối năm 2020, gia đình chị Nguyễn Thúy (quê Nam Định) mua một căn nhà trong ngõ đã xây dựng 5 tầng với diện tích mỗi sàn là 32m2 tại Nam Từ Liêm (Hà Nội) với mức giá 2,7 tỷ đồng.
Có khoảng 1,2 tỷ đồng, chị Thúy mượn người thân 10 lượng vàng SJC, không mất lãi. Phần thiếu còn lại, chị Thúy đi vay ngân hàng. Chị nói đa phần mọi người ở quê dư tiền đều mua vàng để tích sản. Do đó, nếu muốn vay phải chấp nhận mượn vàng và khi trả cũng bằng vàng. Thời điểm gia đình chị vay giá vàng, giá dao động 54-55 triệu đồng/lượng. Với 10 lượng vàng bán đi thu về được khoảng 540 triệu đồng.
Vì nghĩ rằng giá vàng sẽ không biến động quá mạnh nên gia đình chị Thúy đã tập trung trả nợ ngân hàng trước. Vợ chồng chị cũng bàn tính, khi giá vàng xuống thấp hơn sẽ mua để trả nợ.
Tuy nhiên, hiện người thân ngỏ ý lấy lại 4 cây vàng để bán lấy tiền lo công việc, khiến gia đình Thúy "đau đầu" vì giá vàng thời gian qua tăng quá cao. Chị nhẩm tính, với giá vàng khoảng 82 triệu đồng/lượng (cập nhật mở phiên giao dịch ngày 24/9) thì số tiền gia đình chị phải trả cao hơn 50% so với lúc mượn.
"Mượn gần 4 năm mà số tiền phải trả tăng tới 50%, hơn vay ngân hàng. Nếu giá vàng tiếp tục tăng lên chúng tôi sẽ phải trả nhiều hơn. Mặc dù vừa qua giá nhà của tôi có tăng nhưng chưa bằng tốc độ tăng giá của vàng", chị nói.
Chị Trần Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) - chia sẻ, cuối tháng 10 năm ngoái, nhiều lô đất nền tại các tỉnh đã giảm giá khá sâu. Khi đó, gia đình chị tìm được một mảnh đất ưng ý có diện tích 120m2 tại Bắc Giang với mức giá 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì có trong tay gần 3 tỷ đồng, chị đã hỏi mượn người thân 15 lượng vàng.
Chị cũng cho biết, ở quê, mọi người đều có xu hướng "ăn chắc mặc bền" nên cứ có tiền dư là mua vàng tích trữ đến khi giá tăng mới bán hoặc sẽ để dành cho con cháu. Hầu hết mọi người đều không có sẵn tiền mặt, muốn vay chị phải chấp nhận mượn vàng. Khi đó, giá vàng khoảng 71 triệu đồng/lượng, chị nghĩ giá đã đạt đỉnh. Do đó, đến lúc phải trả vàng cùng lắm cũng chỉ bằng khi vay hoặc sẽ thấp hơn.
Một dự án bất động sản tại Hà Nội (Ảnh minh họa: Dương Tâm).
Thời điểm bán đi, chị Thanh thu về được gần 1,1 tỷ đồng và nhanh chóng xuống tiền chốt lô đất đã xem. Tuy nhiên, gần đây giá vàng liên tục tăng mạnh, trong khi mảnh đất mua trước đó tăng chưa được bao nhiêu khiến chị Thanh "méo mặt".
"Bây giờ tôi chỉ mong vàng sớm điều chỉnh bình ổn trở lại. Đây cũng là lần đầu tiên tôi vay vàng nên chưa lường hết rủi ro", chị Thanh than thở.
Hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính
Ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc mảng dịch vụ tư vấn và Phát triển dự án DKRA Group - cho biết, bản chất việc mượn vàng khi trả cũng phải bằng vàng. Do đó, nếu mượn phải thống nhất rõ ràng là trả vàng hay trả bằng tiền theo giá trị thời điểm mượn.
Thực tế, thời gian qua giá vàng tăng mạnh nhưng giá bất động sản tại trung tâm cũng tăng cao. Thậm chí, giá nhà ở đô thị như Hà Nội đã tăng cao hơn nhiều so với giá vàng trong khoảng 3-4 năm qua. Trái lại, hy hữu có những trường hợp mua nhà nhưng đến nay chưa tăng quá nhiều mà giá vàng đã tăng rất nhanh.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng việc mượn vàng để mua bất động sản không quá phổ biến. Nếu như bất động sản đủ pháp lý người dân nên lựa chọn vay ngân hàng sẽ có lợi hơn. Song, việc dùng đòn bẩy tài chính cũng cần tính toán kỹ lưỡng về khả năng trả nợ. Người mua chỉ nên vay khoảng 50% giá trị bất động sản để đảm bảo an toàn.
Ông Lê Đình Chung - Thành viên Tổ công tác thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - cho rằng đa phần mượn vàng để mua nhà ở hay đầu tư bất động sản đều là những người chưa hiểu hết về rủi ro biến động của loại tài sản này. Đối với những bất động sản có pháp lý rõ ràng nếu cần dùng đòn bẩy tài chính, ông Chung cho rằng có thể vay ngân hàng ở mức độ nhất định.
"Nếu như mua tại trung tâm TP Hà Nội thì mức độ tăng giá nhà thời gian qua không quá kém so với vàng. Còn đối với người mua bất động sản tỉnh mà mượn vàng chắc chắn sẽ thiệt thòi hơn", ông Chung nêu.
Theo ông, người mua nhà chỉ nên sử dụng đòn bẩy tài chính khoảng 50% giá trị sản phẩm trong mọi thời điểm của thị trường nhằm đảm bảo khả năng chi trả. Với hiện tại người mua nên cân nhắc việc sử dụng đòn bẩy tài chính vì giá nhà đã tăng cao. Đồng thời thị trường bất động sản vẫn chưa rõ ràng xu hướng tiếp theo.
Nhiều chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, người mua bất động sản nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính. Bởi hiện nay thị trường bất động sản vẫn chưa rõ sẽ tiếp tục tăng giá hay điều chỉnh.