Vàng nhẫn tăng giá không ngừng, vượt 80,2 triệu đồng/lượng
Kết thúc tuần giao dịch tuần qua, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp niêm yết tại 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1,5 triệu đồng so với mở phiên đầu tuần.
Vàng nhẫn có giá 78,9-80,2 triệu đồng (mua - bán). Loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 80,3 triệu đồng/lượng, cũng là mức kỷ lục của mặt hàng này. Giá vàng nhẫn trơn tuần qua liên tục đi lên, thiết lập mức kỷ lục mới. Phiên ngày 20/9, giá vàng nhẫn tăng tới 800.000 đồng mỗi chiều và lần đầu tiên vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng chiều bán.
Tại nhiều thương hiệu tư nhân, giá vàng nhẫn được đẩy lên 80,55 triệu đồng/lượng chiều bán.
So với đầu năm, mỗi lượng vàng nhẫn cao hơn khoảng 17 triệu đồng, tương đương mức tăng 27%. Mức sinh lời của vàng nhẫn trơn năm nay vượt trội so với vàng miếng SJC (8%), sau khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp chính sách vào mặt hàng độc quyền vàng miếng.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, vàng miếng niêm yết ở mức 80,1-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), vàng nhẫn tại đây được niêm yết tại 79,39-80,54 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thế giới, giá vàng mở phiên hôm nay (23/9) đạt gần 2.623 USD/ounce, tăng 35 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới thấp hơn 3,8 triệu đồng so với vàng miếng SJC, thấp hơn 2-2,5 triệu đồng so với giá vàng nhẫn trong nước.
Sau khi "nín thở" chờ quyết định cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới đã tăng vọt lên mốc lịch sử hơn 2.600 USD/ounce.
Ông Ole Hansen, Trưởng phòng Chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, nhận định, ngay cả khi vàng đánh mất toàn bộ mức tăng của năm nay, kim loại quý vẫn tiếp tục tỏa sáng vì các nhà đầu tư ETF đang thể hiện sự quan tâm mới đối với vàng.
Chuyên gia này nhận định, hiện các yếu tố hỗ trợ quan trọng nhất với vàng là rủi ro địa chính trị và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng quý II/2024 của Hội đồng Vàng thế giới cho thấy nhu cầu đối với vàng tăng kỷ lục mặc dù giá rất cao.
Một số sản phẩm vàng của doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Các chuyên gia cho rằng, giá vàng bất ngờ quay đầu tăng, do nhà đầu tư lạc quan hơn vào chính sách tiền tệ của Fed trong thời gian tới. Quyết định cắt giảm lãi suất của Fed là khởi đầu của một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ rộng hơn của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Động thái của Fed mở ra kỳ vọng sẽ có thêm 1-2 lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay.
Trong 19 nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát của Kitco News, 9 người dự kiến vàng tăng tiếp trong tuần này, trong khi 8 chuyên gia thận trọng rằng giá sẽ đi ngang. Chỉ có hai chuyên gia tin rằng kim loại quý sẽ giao dịch ở mức giá thấp hơn.
Tuần này, thị trường sẽ chờ đón loạt dữ liệu quan trọng bao gồm chỉ số S&P Flash PMI, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ, doanh số bán nhà mới và GDP quý III. Nhưng dữ kiện quan trọng hơn nằm ở Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi tháng 8, thước đo lạm phát ưa thích của Fed.
USD hạ nhiệt
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 100,7 điểm, tăng 0,12% so với trước đó và hiện ở vùng giá thấp nhất kể từ tháng 9/2023.
Trong nước, Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua công bố tỷ giá trung tâm tại 24.148 đồng/USD, giảm 19 đồng. Với biên độ 5%, tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch từ 22.940 đồng đến 25.355 đồng/USD.
Ngân hàng quy mô lớn giao dịch ngoại tệ lớn niêm yết tỷ giá ở mức 24.370-24.740 đồng/USD, giảm 10 đồng so với kết phiên tuần trước. Ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng cho phép giao dịch USD tại 24.400-24.830 đồng, giảm 30 đồng ở chiều mua và tăng 20 đồng ở chiều bán ra.
Trên thị trường tự do, giá bán USD tự do lấy lại mốc 25.000 đồng, hiện được các điểm thu mua ngoại tệ giao dịch tại 24.965 đồng/USD ở chiều mua và 26.065 đồng/USD ở chiều bán, không thay đổi so với trước đó.
Vàng nhẫn có giá 78,9-80,2 triệu đồng (mua - bán). Loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 80,3 triệu đồng/lượng, cũng là mức kỷ lục của mặt hàng này. Giá vàng nhẫn trơn tuần qua liên tục đi lên, thiết lập mức kỷ lục mới. Phiên ngày 20/9, giá vàng nhẫn tăng tới 800.000 đồng mỗi chiều và lần đầu tiên vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng chiều bán.
Tại nhiều thương hiệu tư nhân, giá vàng nhẫn được đẩy lên 80,55 triệu đồng/lượng chiều bán.
So với đầu năm, mỗi lượng vàng nhẫn cao hơn khoảng 17 triệu đồng, tương đương mức tăng 27%. Mức sinh lời của vàng nhẫn trơn năm nay vượt trội so với vàng miếng SJC (8%), sau khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp chính sách vào mặt hàng độc quyền vàng miếng.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, vàng miếng niêm yết ở mức 80,1-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), vàng nhẫn tại đây được niêm yết tại 79,39-80,54 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thế giới, giá vàng mở phiên hôm nay (23/9) đạt gần 2.623 USD/ounce, tăng 35 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới thấp hơn 3,8 triệu đồng so với vàng miếng SJC, thấp hơn 2-2,5 triệu đồng so với giá vàng nhẫn trong nước.
Sau khi "nín thở" chờ quyết định cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới đã tăng vọt lên mốc lịch sử hơn 2.600 USD/ounce.
Ông Ole Hansen, Trưởng phòng Chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, nhận định, ngay cả khi vàng đánh mất toàn bộ mức tăng của năm nay, kim loại quý vẫn tiếp tục tỏa sáng vì các nhà đầu tư ETF đang thể hiện sự quan tâm mới đối với vàng.
Chuyên gia này nhận định, hiện các yếu tố hỗ trợ quan trọng nhất với vàng là rủi ro địa chính trị và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng quý II/2024 của Hội đồng Vàng thế giới cho thấy nhu cầu đối với vàng tăng kỷ lục mặc dù giá rất cao.
Một số sản phẩm vàng của doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Các chuyên gia cho rằng, giá vàng bất ngờ quay đầu tăng, do nhà đầu tư lạc quan hơn vào chính sách tiền tệ của Fed trong thời gian tới. Quyết định cắt giảm lãi suất của Fed là khởi đầu của một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ rộng hơn của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Động thái của Fed mở ra kỳ vọng sẽ có thêm 1-2 lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay.
Trong 19 nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát của Kitco News, 9 người dự kiến vàng tăng tiếp trong tuần này, trong khi 8 chuyên gia thận trọng rằng giá sẽ đi ngang. Chỉ có hai chuyên gia tin rằng kim loại quý sẽ giao dịch ở mức giá thấp hơn.
Tuần này, thị trường sẽ chờ đón loạt dữ liệu quan trọng bao gồm chỉ số S&P Flash PMI, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ, doanh số bán nhà mới và GDP quý III. Nhưng dữ kiện quan trọng hơn nằm ở Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi tháng 8, thước đo lạm phát ưa thích của Fed.
USD hạ nhiệt
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 100,7 điểm, tăng 0,12% so với trước đó và hiện ở vùng giá thấp nhất kể từ tháng 9/2023.
Trong nước, Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua công bố tỷ giá trung tâm tại 24.148 đồng/USD, giảm 19 đồng. Với biên độ 5%, tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch từ 22.940 đồng đến 25.355 đồng/USD.
Ngân hàng quy mô lớn giao dịch ngoại tệ lớn niêm yết tỷ giá ở mức 24.370-24.740 đồng/USD, giảm 10 đồng so với kết phiên tuần trước. Ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng cho phép giao dịch USD tại 24.400-24.830 đồng, giảm 30 đồng ở chiều mua và tăng 20 đồng ở chiều bán ra.
Trên thị trường tự do, giá bán USD tự do lấy lại mốc 25.000 đồng, hiện được các điểm thu mua ngoại tệ giao dịch tại 24.965 đồng/USD ở chiều mua và 26.065 đồng/USD ở chiều bán, không thay đổi so với trước đó.
Tin liên quan
- Tối 25-11, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chưa ngừng đà rớt mạnh
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới giảm không phanh, vàng SJC và nhẫn lao dốc
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới tăng phi mã, vàng SJC và nhẫn nóng theo
- Giá vàng miếng tăng 5 triệu đồng/lượng sau một tuần
- Giá vàng tăng mạnh trở lại: Xu hướng tiếp theo thế nào, có còn cơ hội đầu tư?