Vàng nhẫn neo cao ở vùng giá kỷ lục 78,6 triệu đồng
Kết thúc phiên giao dịch tuần qua (6/9), các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78,5-80,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trước đó, mặt hàng này được điều chỉnh giảm 500.000 đồng mỗi chiều sau 14 phiên giữ nguyên giá. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 77,3-78,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng mỗi chiều, duy trì ở vùng giá kỷ lục được thiết lập tại phiên ngày 28/8.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, vàng miếng được niêm yết tại 78,5-80,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), vàng nhẫn được niêm yết tại 77,43-78,63 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng mất mốc kháng cự 2.500 USD, lùi về vùng giá 2.496 USD/ounce, giảm gần 2 USD so với kết phiên tuần trước. Ngày 6/9, có thời điểm giá vàng thế giới chạm mốc 2.528 USD/ounce.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5-6 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là hơn 4 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Một số sản phẩm vàng của doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Sau một tuần bị chi phối bởi dữ liệu việc làm, thị trường vàng sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo lạm phát với dữ liệu quan trọng nhất là CPI tháng 8 của Mỹ được công bố vào sáng thứ 4 tuần này (11/9).
Cùng với đó, quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, dữ liệu giá sản xuất, yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hằng tuần cùng với kết quả khảo sát sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan cho tháng 9 cũng được giới đầu tư chú ý.
Những số liệu thị trường lao động tại Mỹ tháng 8, cùng với báo cáo chỉ số giá tiêu dùng gần đây cho thấy lạm phát ở mức thấp nhất trong 3 năm. Điều này đã củng cố kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sắp cắt giảm lãi suất.
Dự đoán này càng được ủng hộ sau phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào cuối tháng 8. Ông Powell lưu ý, "đã đến lúc chính sách phải điều chỉnh".
Theo công cụ FedWatch CME, thị trường đang chắc chắn 100% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Công cụ này cho thấy khả năng 70% về việc cắt giảm 25 điểm cơ bản và khả năng 30% về việc cắt giảm đáng kể hơn 50 điểm cơ bản.
Các chuyên gia cho rằng, biến động trong thời gian tới của vàng sẽ phụ thuộc vào kỳ vọng lãi suất. Nếu các dữ liệu tới đây tiếp tục cho thấy những vết nứt trong nền kinh tế Mỹ, giá vàng sẽ tiếp tục chinh phục các mốc kỷ lục mới. Ngược lại, kim loại quý này có thể sẽ trượt xa ngưỡng 2.500 USD/ounce nếu nền kinh tế Mỹ kiên cường.
Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,7 điểm, đi ngang phiên liền trước nhưng giảm 1,91% trong một tháng qua.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.202 đồng một USD, giảm 20 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 22.992-25.412 đồng.
Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm phiên cuối tuần, với tổng mức điều chỉnh trong 2 ngày gần nhất lên tới 250-320 đồng mỗi USD. Ngân hàng lớn điều chỉnh giá mua bán USD xuống 24.400-24.770 đồng, thấp hơn 100 đồng mỗi chiều so với trước đó. Tại ngân hàng cổ phần, giá USD được giao dịch tại 24.440-24.770 đồng.
Giá USD trong nước có xu hướng đi xuống từ đầu tháng 8 đến nay. So với vùng giá cao nhất lịch sử thiết lập cách đây hơn một tháng, mỗi USD ngân hàng đã giảm hơn 2,3%, về ngang vùng giữa tháng 3 đầu năm nay.
Trên thị trường tự do, các điểm thu đổi ngoại tệ cũng giảm sâu giá mua bán USD xuống 25.080-25.160 đồng, giảm 135 đồng ở cả 2 chiều mua và bán.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 77,3-78,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng mỗi chiều, duy trì ở vùng giá kỷ lục được thiết lập tại phiên ngày 28/8.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, vàng miếng được niêm yết tại 78,5-80,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), vàng nhẫn được niêm yết tại 77,43-78,63 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng mất mốc kháng cự 2.500 USD, lùi về vùng giá 2.496 USD/ounce, giảm gần 2 USD so với kết phiên tuần trước. Ngày 6/9, có thời điểm giá vàng thế giới chạm mốc 2.528 USD/ounce.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5-6 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là hơn 4 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Một số sản phẩm vàng của doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Sau một tuần bị chi phối bởi dữ liệu việc làm, thị trường vàng sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo lạm phát với dữ liệu quan trọng nhất là CPI tháng 8 của Mỹ được công bố vào sáng thứ 4 tuần này (11/9).
Cùng với đó, quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, dữ liệu giá sản xuất, yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hằng tuần cùng với kết quả khảo sát sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan cho tháng 9 cũng được giới đầu tư chú ý.
Những số liệu thị trường lao động tại Mỹ tháng 8, cùng với báo cáo chỉ số giá tiêu dùng gần đây cho thấy lạm phát ở mức thấp nhất trong 3 năm. Điều này đã củng cố kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sắp cắt giảm lãi suất.
Dự đoán này càng được ủng hộ sau phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào cuối tháng 8. Ông Powell lưu ý, "đã đến lúc chính sách phải điều chỉnh".
Theo công cụ FedWatch CME, thị trường đang chắc chắn 100% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Công cụ này cho thấy khả năng 70% về việc cắt giảm 25 điểm cơ bản và khả năng 30% về việc cắt giảm đáng kể hơn 50 điểm cơ bản.
Các chuyên gia cho rằng, biến động trong thời gian tới của vàng sẽ phụ thuộc vào kỳ vọng lãi suất. Nếu các dữ liệu tới đây tiếp tục cho thấy những vết nứt trong nền kinh tế Mỹ, giá vàng sẽ tiếp tục chinh phục các mốc kỷ lục mới. Ngược lại, kim loại quý này có thể sẽ trượt xa ngưỡng 2.500 USD/ounce nếu nền kinh tế Mỹ kiên cường.
Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,7 điểm, đi ngang phiên liền trước nhưng giảm 1,91% trong một tháng qua.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.202 đồng một USD, giảm 20 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 22.992-25.412 đồng.
Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm phiên cuối tuần, với tổng mức điều chỉnh trong 2 ngày gần nhất lên tới 250-320 đồng mỗi USD. Ngân hàng lớn điều chỉnh giá mua bán USD xuống 24.400-24.770 đồng, thấp hơn 100 đồng mỗi chiều so với trước đó. Tại ngân hàng cổ phần, giá USD được giao dịch tại 24.440-24.770 đồng.
Giá USD trong nước có xu hướng đi xuống từ đầu tháng 8 đến nay. So với vùng giá cao nhất lịch sử thiết lập cách đây hơn một tháng, mỗi USD ngân hàng đã giảm hơn 2,3%, về ngang vùng giữa tháng 3 đầu năm nay.
Trên thị trường tự do, các điểm thu đổi ngoại tệ cũng giảm sâu giá mua bán USD xuống 25.080-25.160 đồng, giảm 135 đồng ở cả 2 chiều mua và bán.