Vàng miếng SJC tăng gần 1 triệu đồng sau thông báo dừng tổ chức đấu thầu
Kết phiên ngày 28/5, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 88,5-90,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 600.000 đồng mỗi chiều so với giá kết phiên liền trước đó. Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng tiếp tục duy trì đà tăng từ đầu tuần đến nay. Như vậy, so với giá mở phiên đầu tuần, mỗi lượng vàng đã tăng 900.000 đồng ở cả chiều mua và bán.
Ổn định hơn so với vàng miếng, giá vàng nhẫn hiện được niêm yết tại 74,95-76,55 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng mỗi chiều so với trước đó.
Ngân hàng Nhà nước mới đây thông báo dừng đấu thầu vàng miếng và sẽ triển khai phương án khác để bình ổn thị trường vàng, dự kiến từ ngày 3/6. Phương án chi tiết chưa được nhà điều hành tiết lộ.
Vàng trong nước tăng cùng chiều với diễn biến thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá vàng đạt 2.360 USD/ounce, tăng 7 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng trong nước đắt hơn thế giới 17,5-18 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn chênh 4-5 triệu đồng, tùy thời điểm.
Giá vàng thế giới tăng nhờ được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng USD, trong khi giới nhà đầu tư vẫn đang nóng lòng chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này để biết rõ hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Vàng miếng SJC tăng gần 1 triệu đồng/lượng so với giá mở phiên đầu tuần nay (Ảnh: Mạnh Quân).
Chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, Bart Melek cho rằng, sự mơ hồ trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rất có thể khiến vàng không thể duy trì đà tăng và những diễn biến trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu này. Tuy nhiên, vị chuyên gia vẫn tiếp tục duy trì sự lạc quan về vàng trong thời gian tới.
Trọng tâm trong tuần này sẽ tập trung vào chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ được công bố vào ngày 31/5.
Giá vàng đã bị ảnh hưởng sau khi biên bản cuộc họp mới nhất của Fed tuần trước cho thấy Ngân hàng Trung ương Mỹ không những thảo luận việc duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn mà còn nói đến khả năng tăng lãi suất.
Quan điểm được đưa ra trong bối cảnh lạm phát vẫn còn "dai dẳng" và còn chặng đường khó khăn để về được mốc mục tiêu 2%. Các nhà giao dịch đang đánh giá khoảng 63% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 11.
Giá USD tự do tăng ngược chiều ngân hàng
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 104,6 điểm, tăng 0,06% so với phiên giao dịch trước đó và tăng 3,21% từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.256 đồng, giảm 12 đồng. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.044-25.468 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.238-25.468 đồng, giảm theo giá cơ quan điều hành song giá chiều bán vẫn chạm trần mức cho phép. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.265-25.468 đồng.
Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.730-25.770 đồng/USD (mua - bán), tăng tiếp 30 đồng ở chiều mua vào và tăng 70 đồng ở chiều bán ra.
Giá vàng miếng tiếp tục duy trì đà tăng từ đầu tuần đến nay. Như vậy, so với giá mở phiên đầu tuần, mỗi lượng vàng đã tăng 900.000 đồng ở cả chiều mua và bán.
Ổn định hơn so với vàng miếng, giá vàng nhẫn hiện được niêm yết tại 74,95-76,55 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng mỗi chiều so với trước đó.
Ngân hàng Nhà nước mới đây thông báo dừng đấu thầu vàng miếng và sẽ triển khai phương án khác để bình ổn thị trường vàng, dự kiến từ ngày 3/6. Phương án chi tiết chưa được nhà điều hành tiết lộ.
Vàng trong nước tăng cùng chiều với diễn biến thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá vàng đạt 2.360 USD/ounce, tăng 7 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng trong nước đắt hơn thế giới 17,5-18 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn chênh 4-5 triệu đồng, tùy thời điểm.
Giá vàng thế giới tăng nhờ được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng USD, trong khi giới nhà đầu tư vẫn đang nóng lòng chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này để biết rõ hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Vàng miếng SJC tăng gần 1 triệu đồng/lượng so với giá mở phiên đầu tuần nay (Ảnh: Mạnh Quân).
Chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, Bart Melek cho rằng, sự mơ hồ trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rất có thể khiến vàng không thể duy trì đà tăng và những diễn biến trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu này. Tuy nhiên, vị chuyên gia vẫn tiếp tục duy trì sự lạc quan về vàng trong thời gian tới.
Trọng tâm trong tuần này sẽ tập trung vào chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ được công bố vào ngày 31/5.
Giá vàng đã bị ảnh hưởng sau khi biên bản cuộc họp mới nhất của Fed tuần trước cho thấy Ngân hàng Trung ương Mỹ không những thảo luận việc duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn mà còn nói đến khả năng tăng lãi suất.
Quan điểm được đưa ra trong bối cảnh lạm phát vẫn còn "dai dẳng" và còn chặng đường khó khăn để về được mốc mục tiêu 2%. Các nhà giao dịch đang đánh giá khoảng 63% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 11.
Giá USD tự do tăng ngược chiều ngân hàng
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 104,6 điểm, tăng 0,06% so với phiên giao dịch trước đó và tăng 3,21% từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.256 đồng, giảm 12 đồng. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.044-25.468 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.238-25.468 đồng, giảm theo giá cơ quan điều hành song giá chiều bán vẫn chạm trần mức cho phép. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.265-25.468 đồng.
Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.730-25.770 đồng/USD (mua - bán), tăng tiếp 30 đồng ở chiều mua vào và tăng 70 đồng ở chiều bán ra.