Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,8 triệu đồng sau một tuần
Kết thúc phiên giao dịch tuần qua (10/8), các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 76,5-78,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
So với đầu tuần (ngày 5/8), mỗi lượng vàng miếng đã "bốc hơi" 1,8 triệu đồng ở chiều mua và 1,3 triệu đồng ở chiều bán ra.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,25-77,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng ở chiều mua và tăng 50.000 đồng ở chiều bán ra so với giá mở phiên đầu tuần trước.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết ở 76,5-78,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn giá vàng nhẫn là 76,38-77,58 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng tăng nhẹ 6 USD, lên 2.431 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 74 triệu đồng/lượng.
Alex Ebkarianv, Giám đốc Tác nghiệp tại Allegiance Gold, cho biết vàng đang hưởng lợi khi ngày càng nhiều nhà đầu tư nhận ra công cụ này đem lại sự ổn định cao hơn. Họ đang chuyển từ tài sản rủi ro sang nơi trú ẩn an toàn hơn.
Bà Ewa Manthey, Chuyên gia Chiến lược Hàng hóa tại ING, dự báo giá vàng sẽ đạt đỉnh trong quý IV khi các nhà đầu tư tập trung vào việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), trong khi dòng vốn từ ETF và hoạt động mua của các ngân hàng trung ương tiếp tục cung cấp hỗ trợ trong bối cảnh rủi ro địa chính trị.
Bà Manthey lưu ý rằng vàng đã giảm cùng với đợt bán tháo cổ phiếu toàn cầu vào đầu tuần trước khi lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ gia tăng. "Vàng thường là nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm thị trường có nhiều diễn biến phức tạp," bà nói.
Vàng miếng SJC giảm 1,8 triệu đồng/lượng ở chiều mua sau 1 tuần (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Tuần trước, ngày 8/8 ghi nhận ngày giao dịch chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp của kim loại quý thế giới nhờ nhu cầu trú ẩn tăng. Giá vàng đã đánh mất mốc kháng cự 2.400 USD/ounce nhưng hiện đã quay lại và vượt mốc này.
Thị trường vàng cũng phần nào được xoa dịu sau các báo cáo cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc một lần nữa ngừng mua vàng trong tháng thứ 3 liên tiếp. Thông tin vực dậy sự lạc quan của giới đầu tư là nhu cầu vàng trong quý II đã giảm so với quý I, nhưng đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC).
Giá USD ngân hàng, tự do giảm mạnh
Trên thị trường quốc tế, USD Index ghi nhận tại 103,1 điểm, giảm 0,05% so với phiên liền trước đó. Sức mạnh của đồng bạc xanh đi xuống khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu, dấy lên lo ngại Fed đã phản ứng chậm trong việc giảm lãi suất.
Ngân hàng Nhà nước hiện niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.260 đồng, giảm 2 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.047-25.473 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.900-25.270 đồng, giảm 40 đồng mỗi chiều. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.940-25.280 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.550-25.630 đồng/USD (mua - bán), giảm 135 đồng mỗi chiều so với mức đỉnh trong tuần.
So với đầu tuần (ngày 5/8), mỗi lượng vàng miếng đã "bốc hơi" 1,8 triệu đồng ở chiều mua và 1,3 triệu đồng ở chiều bán ra.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,25-77,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng ở chiều mua và tăng 50.000 đồng ở chiều bán ra so với giá mở phiên đầu tuần trước.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết ở 76,5-78,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn giá vàng nhẫn là 76,38-77,58 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng tăng nhẹ 6 USD, lên 2.431 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 74 triệu đồng/lượng.
Alex Ebkarianv, Giám đốc Tác nghiệp tại Allegiance Gold, cho biết vàng đang hưởng lợi khi ngày càng nhiều nhà đầu tư nhận ra công cụ này đem lại sự ổn định cao hơn. Họ đang chuyển từ tài sản rủi ro sang nơi trú ẩn an toàn hơn.
Bà Ewa Manthey, Chuyên gia Chiến lược Hàng hóa tại ING, dự báo giá vàng sẽ đạt đỉnh trong quý IV khi các nhà đầu tư tập trung vào việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), trong khi dòng vốn từ ETF và hoạt động mua của các ngân hàng trung ương tiếp tục cung cấp hỗ trợ trong bối cảnh rủi ro địa chính trị.
Bà Manthey lưu ý rằng vàng đã giảm cùng với đợt bán tháo cổ phiếu toàn cầu vào đầu tuần trước khi lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ gia tăng. "Vàng thường là nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm thị trường có nhiều diễn biến phức tạp," bà nói.
Vàng miếng SJC giảm 1,8 triệu đồng/lượng ở chiều mua sau 1 tuần (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Tuần trước, ngày 8/8 ghi nhận ngày giao dịch chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp của kim loại quý thế giới nhờ nhu cầu trú ẩn tăng. Giá vàng đã đánh mất mốc kháng cự 2.400 USD/ounce nhưng hiện đã quay lại và vượt mốc này.
Thị trường vàng cũng phần nào được xoa dịu sau các báo cáo cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc một lần nữa ngừng mua vàng trong tháng thứ 3 liên tiếp. Thông tin vực dậy sự lạc quan của giới đầu tư là nhu cầu vàng trong quý II đã giảm so với quý I, nhưng đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC).
Giá USD ngân hàng, tự do giảm mạnh
Trên thị trường quốc tế, USD Index ghi nhận tại 103,1 điểm, giảm 0,05% so với phiên liền trước đó. Sức mạnh của đồng bạc xanh đi xuống khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu, dấy lên lo ngại Fed đã phản ứng chậm trong việc giảm lãi suất.
Ngân hàng Nhà nước hiện niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.260 đồng, giảm 2 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.047-25.473 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.900-25.270 đồng, giảm 40 đồng mỗi chiều. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.940-25.280 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.550-25.630 đồng/USD (mua - bán), giảm 135 đồng mỗi chiều so với mức đỉnh trong tuần.