Vàng miếng SJC duy trì vùng giá 80 triệu đồng/lượng
Vàng miếng duy trì mức giá trên 80 triệu đồng
Chốt phiên giao dịch ngày 15/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78-80 triệu đồng/lượng (mua - bán), không đổi so với trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 80 triệu đồng/lượng hôm 13/8, sau khi giá thế giới tăng vọt. Ngưỡng 80 triệu đồng cũng là mức bán ra trên thị trường cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng "bình ổn" từ đầu tháng 6.
Theo quy định, 4 ngân hàng quốc doanh và SJC được phép bán chênh tối đa 1 triệu đồng so với giá họ mua từ Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mức bán ra từ cơ quan quản lý cho các đơn vị kinh doanh khoảng 79 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,5-77,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng mỗi chiều trong phiên hôm qua.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.458 USD/ounce, tăng trở lại 12 USD sau khi giảm giá tới 20 USD. Trước đó, giá kim loại quý đã sụt giảm mạnh trước hoạt động chốt lời sau đợt tăng mạnh vào đầu tuần. Áp lực khiến kim loại quý này mất 1%. Bên cạnh đó, báo cáo lạm phát mới nhất làm giảm sự lạc quan của thị trường về việc xoay trục chính sách tại cuộc họp chính sách tiếp theo cũng góp phần đẩy giá vàng đi xuống.
Vàng thế giới nhiều biến động (Ảnh: Thành Đông).
Theo công cụ FedWatch CME, khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9 đã giảm xuống 41%, từ mốc 50% trước đó.
Tai Wong, nhà giao dịch kim loại độc lập tại New York, cho rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 là chắc chắn. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất đã gây thất vọng cho thị trường khi nó củng cố khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm như kỳ vọng.
Theo chiến lược gia thị trường Phillip Streible của Blue Line Futures, giới đầu tư đang chuyển hướng dự báo mức cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản. Điều này có thể làm giảm bớt động lực của thị trường vàng. Vàng được coi là công cụ phòng trừ rủi ro trong bối cảnh bất ổn kinh tế - xã hội. Công cụ này có xu hướng tăng giá trong môi trường lãi suất thấp và ngược lại.
Giá USD tự do giảm
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 102,88 điểm, giảm 0,07% so với phiên liền trước đó. Sức mạnh của đồng bạc xanh đi xuống khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu, dấy lên lo ngại Fed đã phản ứng chậm trong việc giảm lãi suất.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.254 đồng, giảm 6 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.041-25.467 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.850-25.360 đồng/USD (mua - bán). Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.840-25.210 đồng/USD (mua - bán).
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.496-25.575 đồng/USD (mua - bán), giảm 35 đồng mỗi chiều so với trước đó.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78-80 triệu đồng/lượng (mua - bán), không đổi so với trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 80 triệu đồng/lượng hôm 13/8, sau khi giá thế giới tăng vọt. Ngưỡng 80 triệu đồng cũng là mức bán ra trên thị trường cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng "bình ổn" từ đầu tháng 6.
Theo quy định, 4 ngân hàng quốc doanh và SJC được phép bán chênh tối đa 1 triệu đồng so với giá họ mua từ Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mức bán ra từ cơ quan quản lý cho các đơn vị kinh doanh khoảng 79 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,5-77,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng mỗi chiều trong phiên hôm qua.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.458 USD/ounce, tăng trở lại 12 USD sau khi giảm giá tới 20 USD. Trước đó, giá kim loại quý đã sụt giảm mạnh trước hoạt động chốt lời sau đợt tăng mạnh vào đầu tuần. Áp lực khiến kim loại quý này mất 1%. Bên cạnh đó, báo cáo lạm phát mới nhất làm giảm sự lạc quan của thị trường về việc xoay trục chính sách tại cuộc họp chính sách tiếp theo cũng góp phần đẩy giá vàng đi xuống.
Vàng thế giới nhiều biến động (Ảnh: Thành Đông).
Theo công cụ FedWatch CME, khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9 đã giảm xuống 41%, từ mốc 50% trước đó.
Tai Wong, nhà giao dịch kim loại độc lập tại New York, cho rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 là chắc chắn. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất đã gây thất vọng cho thị trường khi nó củng cố khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm như kỳ vọng.
Theo chiến lược gia thị trường Phillip Streible của Blue Line Futures, giới đầu tư đang chuyển hướng dự báo mức cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản. Điều này có thể làm giảm bớt động lực của thị trường vàng. Vàng được coi là công cụ phòng trừ rủi ro trong bối cảnh bất ổn kinh tế - xã hội. Công cụ này có xu hướng tăng giá trong môi trường lãi suất thấp và ngược lại.
Giá USD tự do giảm
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 102,88 điểm, giảm 0,07% so với phiên liền trước đó. Sức mạnh của đồng bạc xanh đi xuống khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu, dấy lên lo ngại Fed đã phản ứng chậm trong việc giảm lãi suất.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.254 đồng, giảm 6 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.041-25.467 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.850-25.360 đồng/USD (mua - bán). Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.840-25.210 đồng/USD (mua - bán).
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.496-25.575 đồng/USD (mua - bán), giảm 35 đồng mỗi chiều so với trước đó.
Tin liên quan
- Tối 25-11, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chưa ngừng đà rớt mạnh
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới giảm không phanh, vàng SJC và nhẫn lao dốc
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới tăng phi mã, vàng SJC và nhẫn nóng theo
- Giá vàng miếng tăng 5 triệu đồng/lượng sau một tuần
- Giá vàng tăng mạnh trở lại: Xu hướng tiếp theo thế nào, có còn cơ hội đầu tư?