Vàng miếng SJC "bốc hơi" 1,3 triệu đồng/lượng
Kết phiên ngày 6/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 77-79 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 1,3 triệu đồng chiều mua và 800.000 đồng chiều bán so với giá đóng cửa phiên liền trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,15-77,45 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra và giữ nguyên chiều mua so với lúc mở phiên.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng đạt 2.386 USD/ounce, giảm 18 USD/ounce so với rạng sáng hôm qua (6/8). Trước đó, ngày 2/8, giá vàng thế giới có thời điểm đạt 2.477 USD/ounce.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 6-6,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là gần 5 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đã tác động lên kim loại màu vàng, đẩy giá xuống thấp. Theo đó, chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - tăng 0,29% trong ngày khiến vàng trở nên khó mua hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Vàng miếng giảm mạnh sau nhiều phiên đi ngang (Ảnh: Mạnh Quân).
Trong bối cảnh giá vàng xuống thấp, các chuyên gia cho rằng, đà giảm của vàng đã được hạn chế đáng kể nhờ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và lo ngại căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông.
Amelia Xiao Fu, người đứng đầu thị trường hàng hóa của BOCI, đánh giá vàng vẫn còn một số điểm yếu chủ yếu do sức mạnh của đồng USD, nhưng môi trường vĩ mô đối với vàng tương đối tích cực.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã bác bỏ quan điểm cho rằng dữ liệu việc làm tháng 7 yếu hơn dự kiến có nghĩa là nền kinh tế đang lao dốc không phanh, nhưng cũng cảnh báo rằng cần phải cắt giảm lãi suất để tránh điều đó.
Chuyên gia phân tích thị trường Forex.com, ông Fawad Razaqzada cho biết, các nhà đầu tư kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất, điều này sẽ hạn chế khả năng giảm giá của vàng, nếu không muốn nói là đưa giá vàng lên mức cao kỷ lục mới. Ông cũng kỳ vọng giá vàng sẽ đạt 2.500 USD trong ngắn hạn.
Theo công cụ FedWatch CME, thị trường hiện dự báo 100% khả năng Fed sẽ xoay trục chính sách tại cuộc họp tháng 9.
Giá USD tại ngân hàng giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD Index ghi nhận tại 102,9 điểm, tăng 0,23% so với phiên liền trước đó. Trước đó, có thời điểm chỉ số đồng bạc xanh giảm xuống 102,2 điểm, thấp nhất 4 tháng.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.240 đồng, giảm 1 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.027-25.452 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.950-25.320 đồng, giảm 105 đồng ở chiều mua và giảm 135 đồng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch đầu tuần. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.940-25.300 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.600-25.730 đồng/USD (mua - bán), tăng 30 đồng ở chiều bán ra.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,15-77,45 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra và giữ nguyên chiều mua so với lúc mở phiên.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng đạt 2.386 USD/ounce, giảm 18 USD/ounce so với rạng sáng hôm qua (6/8). Trước đó, ngày 2/8, giá vàng thế giới có thời điểm đạt 2.477 USD/ounce.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 6-6,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là gần 5 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đã tác động lên kim loại màu vàng, đẩy giá xuống thấp. Theo đó, chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - tăng 0,29% trong ngày khiến vàng trở nên khó mua hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Vàng miếng giảm mạnh sau nhiều phiên đi ngang (Ảnh: Mạnh Quân).
Trong bối cảnh giá vàng xuống thấp, các chuyên gia cho rằng, đà giảm của vàng đã được hạn chế đáng kể nhờ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và lo ngại căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông.
Amelia Xiao Fu, người đứng đầu thị trường hàng hóa của BOCI, đánh giá vàng vẫn còn một số điểm yếu chủ yếu do sức mạnh của đồng USD, nhưng môi trường vĩ mô đối với vàng tương đối tích cực.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã bác bỏ quan điểm cho rằng dữ liệu việc làm tháng 7 yếu hơn dự kiến có nghĩa là nền kinh tế đang lao dốc không phanh, nhưng cũng cảnh báo rằng cần phải cắt giảm lãi suất để tránh điều đó.
Chuyên gia phân tích thị trường Forex.com, ông Fawad Razaqzada cho biết, các nhà đầu tư kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất, điều này sẽ hạn chế khả năng giảm giá của vàng, nếu không muốn nói là đưa giá vàng lên mức cao kỷ lục mới. Ông cũng kỳ vọng giá vàng sẽ đạt 2.500 USD trong ngắn hạn.
Theo công cụ FedWatch CME, thị trường hiện dự báo 100% khả năng Fed sẽ xoay trục chính sách tại cuộc họp tháng 9.
Giá USD tại ngân hàng giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD Index ghi nhận tại 102,9 điểm, tăng 0,23% so với phiên liền trước đó. Trước đó, có thời điểm chỉ số đồng bạc xanh giảm xuống 102,2 điểm, thấp nhất 4 tháng.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.240 đồng, giảm 1 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.027-25.452 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.950-25.320 đồng, giảm 105 đồng ở chiều mua và giảm 135 đồng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch đầu tuần. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.940-25.300 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.600-25.730 đồng/USD (mua - bán), tăng 30 đồng ở chiều bán ra.