Tuần lập kỷ lục liên tục của giá vàng, bất ngờ với nhẫn tròn trơn
Kết thúc phiên giao dịch tuần này (23/9-28/9), giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 81,5-83,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Còn với vàng nhẫn, giá chốt tuần ở 81,5-83 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Giá vàng thế giới giảm đột ngột sau khi tăng nóng
Giá vàng miếng khởi đầu tuần mới với mức 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), song đến giữa tuần bật tăng cùng chiều với diễn biến giá thế giới. Đến hiện tại, vàng miếng SJC tăng 10 triệu đồng/lượng so với đầu năm, tương đương mức sinh lời 13%.
Giá vàng nhẫn tròn trơn tuần này đã liên tục lập kỷ lục, kết thúc tuần được doanh nghiệp niêm yết tại 81,5-83 triệu đồng/lượng (mua - bán). Loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 83,1 triệu đồng/lượng. So với đầu năm, mỗi lượng vàng nhẫn trơn đã tăng hơn 20 triệu đồng, tương đương mức sinh lời trên 30%.
Chiều mua vào của vàng miếng và vàng nhẫn bằng nhau, ở mức 81,5 triệu đồng/lượng. Còn với chiều bán, các "nhà vàng" sẽ niêm yết chênh nhau từ vài trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Đà tăng của thị trường trong nước cùng với diễn biến quốc tế. Tuần này, giá vàng lập kỷ lục liên tiếp 4 phiên đầu tuần. Hôm thứ 5, có thời điểm vàng thế giới chạm mốc 2.685 USD/ounce, lập kỷ lục mới. Tuy nhiên, đến phiên cuối tuần, kim loại này giảm đột ngột, chốt tuần tại mức 2.657 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, mức giá này tương đương 79,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng quốc tế giảm mạnh do các nhà đầu tư cố gắng chốt lời ở vùng cao lịch sử. Dù vậy, tính chung trong tuần qua, giá vàng thế giới vẫn ghi nhận mức tăng tới 34 USD, tức tăng 1,27%.
Trưởng phòng chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank cho rằng, sức mua đã giảm và kim loại quý cần một đợt điều chỉnh. Theo vị này, giá có thể giảm 4-6%. Trước đó, ông dự báo ngưỡng hỗ trợ ban đầu là 2.670 USD/ounce và nếu ngưỡng này bị phá vỡ, mức kế tiếp cần theo dõi là 2.547 USD/ounce. Trường hợp xấu nhất là giá có thể giảm xuống ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD/ounce.
Cùng quan điểm, Alex Kuptsikevich, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại FxPro, cũng cho rằng vàng không có nhiều dư địa tăng giá và điều này làm tăng nguy cơ kim loại quý sẽ điều chỉnh giảm. Kuptsikevich lưu ý dữ liệu việc làm của tuần tới có thể gây ra một số rủi ro cho vàng.
Tuần tới, các thông tin như báo cáo bảng lương phi nông nghiệp và dữ liệu hoạt động sản xuất dự kiến sẽ tạo ra một số biến động trên thị trường. Giới đầu tư cũng sẽ chờ đợi phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tại hội nghị của Hiệp hội Kinh tế Thương mại Quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn lạc quan khi dự báo động lực tăng giá của vàng vẫn còn. Trưởng phòng chiến lược hàng hóa Bart Melek của TD Securities kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trở lại trên 2.700 USD/ounce. Chuyên gia này giải thích, việc Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (0,5%) và báo hiệu rằng lãi suất có thể giảm xuống 3% vào năm 2026 là tín hiệu tích cực đối với kim loại quý này.
Thị trường vàng tuần qua biến động mạnh (Tiến Tuấn).
Chiến lược gia thị trường cấp cao James Stanley của Forex.com cũng nhận thấy khả năng tăng giá của vàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông khuyên giới đầu tư không nên theo đuổi thị trường. Thay vào đó, ông đề xuất các nhà đầu tư cân nhắc mua vàng khi giá giảm. Theo ông, mức hỗ trợ ban đầu của vàng đang là 2.650 USD/ounce, tiếp đó là 2.635 USD/ounce và 2.600 USD/ounce.
Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của CME Group, các nhà giao dịch đang đặt cược khả năng hơn 54% Fed chọn mức giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (0,5) trong cuộc họp tháng 11 tới và gần 46% đặt cược vào mức giảm 25 điểm cơ bản (0,25%).
Giá USD "chợ đen" tăng
Trên thị trường quốc tế, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh đồng bạc xanh với các đồng tiền chủ chốt - giảm nhẹ 0,1 điểm xuống mức 100,4 điểm. Đồng bạc xanh trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 0,2% trong tuần này, kéo dài đà giảm sang tuần thứ 4 liên tiếp.
Kết thúc tuần này, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.118 đồng/USD. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 22.912-25.323 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng duy trì ở mức 23.400 đồng/USD (mua) và 25.273 đồng/USD (bán).
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.430-24.800 đồng, tăng 40 đồng so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.410-24.840 đồng, giảm 20 đồng ở chiều mua và không thay đổi ở chiều bán ra.
Giá giao dịch ngoại tệ "tự do" phổ biến được các đầu mối tại Hà Nội và TPHCM mua vào ở mức 25.230 đồng/USD, tăng 120 đồng so với phiên liền trước. Tương tự, giá bán ra cũng tăng 120 đồng, dao động quanh mức 25.330 đồng/USD.
Giá vàng thế giới giảm đột ngột sau khi tăng nóng
Giá vàng miếng khởi đầu tuần mới với mức 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), song đến giữa tuần bật tăng cùng chiều với diễn biến giá thế giới. Đến hiện tại, vàng miếng SJC tăng 10 triệu đồng/lượng so với đầu năm, tương đương mức sinh lời 13%.
Giá vàng nhẫn tròn trơn tuần này đã liên tục lập kỷ lục, kết thúc tuần được doanh nghiệp niêm yết tại 81,5-83 triệu đồng/lượng (mua - bán). Loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 83,1 triệu đồng/lượng. So với đầu năm, mỗi lượng vàng nhẫn trơn đã tăng hơn 20 triệu đồng, tương đương mức sinh lời trên 30%.
Chiều mua vào của vàng miếng và vàng nhẫn bằng nhau, ở mức 81,5 triệu đồng/lượng. Còn với chiều bán, các "nhà vàng" sẽ niêm yết chênh nhau từ vài trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Đà tăng của thị trường trong nước cùng với diễn biến quốc tế. Tuần này, giá vàng lập kỷ lục liên tiếp 4 phiên đầu tuần. Hôm thứ 5, có thời điểm vàng thế giới chạm mốc 2.685 USD/ounce, lập kỷ lục mới. Tuy nhiên, đến phiên cuối tuần, kim loại này giảm đột ngột, chốt tuần tại mức 2.657 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, mức giá này tương đương 79,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng quốc tế giảm mạnh do các nhà đầu tư cố gắng chốt lời ở vùng cao lịch sử. Dù vậy, tính chung trong tuần qua, giá vàng thế giới vẫn ghi nhận mức tăng tới 34 USD, tức tăng 1,27%.
Trưởng phòng chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank cho rằng, sức mua đã giảm và kim loại quý cần một đợt điều chỉnh. Theo vị này, giá có thể giảm 4-6%. Trước đó, ông dự báo ngưỡng hỗ trợ ban đầu là 2.670 USD/ounce và nếu ngưỡng này bị phá vỡ, mức kế tiếp cần theo dõi là 2.547 USD/ounce. Trường hợp xấu nhất là giá có thể giảm xuống ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD/ounce.
Cùng quan điểm, Alex Kuptsikevich, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại FxPro, cũng cho rằng vàng không có nhiều dư địa tăng giá và điều này làm tăng nguy cơ kim loại quý sẽ điều chỉnh giảm. Kuptsikevich lưu ý dữ liệu việc làm của tuần tới có thể gây ra một số rủi ro cho vàng.
Tuần tới, các thông tin như báo cáo bảng lương phi nông nghiệp và dữ liệu hoạt động sản xuất dự kiến sẽ tạo ra một số biến động trên thị trường. Giới đầu tư cũng sẽ chờ đợi phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tại hội nghị của Hiệp hội Kinh tế Thương mại Quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn lạc quan khi dự báo động lực tăng giá của vàng vẫn còn. Trưởng phòng chiến lược hàng hóa Bart Melek của TD Securities kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trở lại trên 2.700 USD/ounce. Chuyên gia này giải thích, việc Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (0,5%) và báo hiệu rằng lãi suất có thể giảm xuống 3% vào năm 2026 là tín hiệu tích cực đối với kim loại quý này.
Thị trường vàng tuần qua biến động mạnh (Tiến Tuấn).
Chiến lược gia thị trường cấp cao James Stanley của Forex.com cũng nhận thấy khả năng tăng giá của vàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông khuyên giới đầu tư không nên theo đuổi thị trường. Thay vào đó, ông đề xuất các nhà đầu tư cân nhắc mua vàng khi giá giảm. Theo ông, mức hỗ trợ ban đầu của vàng đang là 2.650 USD/ounce, tiếp đó là 2.635 USD/ounce và 2.600 USD/ounce.
Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của CME Group, các nhà giao dịch đang đặt cược khả năng hơn 54% Fed chọn mức giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (0,5) trong cuộc họp tháng 11 tới và gần 46% đặt cược vào mức giảm 25 điểm cơ bản (0,25%).
Giá USD "chợ đen" tăng
Trên thị trường quốc tế, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh đồng bạc xanh với các đồng tiền chủ chốt - giảm nhẹ 0,1 điểm xuống mức 100,4 điểm. Đồng bạc xanh trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 0,2% trong tuần này, kéo dài đà giảm sang tuần thứ 4 liên tiếp.
Kết thúc tuần này, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.118 đồng/USD. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 22.912-25.323 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng duy trì ở mức 23.400 đồng/USD (mua) và 25.273 đồng/USD (bán).
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.430-24.800 đồng, tăng 40 đồng so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.410-24.840 đồng, giảm 20 đồng ở chiều mua và không thay đổi ở chiều bán ra.
Giá giao dịch ngoại tệ "tự do" phổ biến được các đầu mối tại Hà Nội và TPHCM mua vào ở mức 25.230 đồng/USD, tăng 120 đồng so với phiên liền trước. Tương tự, giá bán ra cũng tăng 120 đồng, dao động quanh mức 25.330 đồng/USD.
Tin liên quan
- Tối 25-11, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chưa ngừng đà rớt mạnh
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới giảm không phanh, vàng SJC và nhẫn lao dốc
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới tăng phi mã, vàng SJC và nhẫn nóng theo
- Giá vàng miếng tăng 5 triệu đồng/lượng sau một tuần
- Giá vàng tăng mạnh trở lại: Xu hướng tiếp theo thế nào, có còn cơ hội đầu tư?