Thị trường vàng nín thở chờ tin từ Mỹ
Kết phiên giao dịch ngày 13/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78-80 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1,5 triệu đồng ở cả 2 chiều so với kết phiên liền trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,6-77,9 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 300.000 đồng ở cả chiều mua và bán. Giá vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng SJC 100.000 đồng/lượng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng sáng nay đạt 2.465 USD/ounce, giảm 10 USD/ounce so với mức đỉnh thiết lập trước đó.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5-5,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là gần 3 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Giá vàng thế giới phiên hôm qua (13/8) có thời điểm đạt 2.475 USD/ounce, ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu tháng. Thị trường được hỗ trợ khi căng thẳng địa chính trị leo thang, và nhu cầu trú ẩn của nhà đầu tư khi chờ số liệu lạm phát Mỹ tuần này để dự báo chính xác hơn về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang (Fed).
Thị trường vẫn đang "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng. Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, cho biết lực mua kỹ thuật xuất hiện khi biểu đồ có xu hướng tăng cũng hỗ trợ thị trường vàng và bạc.
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh, nhanh chóng lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng (Ảnh: Mạnh Quân).
Khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tháng 9 đã được cải thiện sau khi dự báo chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Mỹ tháng 7 cho thấy lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. Trong khi, dữ liệu tiêu dùng cho thấy người dân đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản sau nhiều năm giá cả duy trì ở mức cao.
Jeremy Siegel, giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Wharton của Đại học Pennsylvania (Mỹ), cho rằng Fed cần cắt giảm ngay lãi suất 75 điểm cơ bản, tiếp theo là cắt giảm thêm 75 điểm cơ bản nữa tại cuộc họp chính sách tháng 9, vì lãi suất cần phải giảm khoảng 175 điểm cơ bản so với mức hiện tại.
Phản hồi lại tuyên bố của vị giáo sư nêu trên, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Chicago (Mỹ), Austan Goolsbee, đã không bình luận về khả năng cắt giảm lãi suất khẩn cấp nhưng cho biết Fed sẽ xử lý tình hình suy thoái kinh tế nếu cần thiết.
Theo công cụ FedWatch CME, thị trường hiện đang dự báo hơn 50% khả năng lãi suất sẽ giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tháng 9. Từ trước tới nay, môi trường lãi suất thấp luôn có xu hướng thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang mong đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 sẽ được công bố vào thứ Tư và dữ liệu doanh số bán lẻ vào thứ Năm. Giới chuyên gia dự báo, CPI tháng 7 tăng 0,2% so với tháng trước.
Giá USD hạ nhiệt
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - ghi nhận tại 102,6 điểm, giảm 0,52% so với phiên liền trước đó.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.256 đồng, không đổi so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.043-25.469 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.920-25.290 đồng. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.970-25.300 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.550-25.630 đồng/USD (mua - bán), tăng 10 đồng ở chiều mua và giảm 10 đồng ở chiều bán ra.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,6-77,9 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 300.000 đồng ở cả chiều mua và bán. Giá vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng SJC 100.000 đồng/lượng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng sáng nay đạt 2.465 USD/ounce, giảm 10 USD/ounce so với mức đỉnh thiết lập trước đó.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5-5,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là gần 3 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Giá vàng thế giới phiên hôm qua (13/8) có thời điểm đạt 2.475 USD/ounce, ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu tháng. Thị trường được hỗ trợ khi căng thẳng địa chính trị leo thang, và nhu cầu trú ẩn của nhà đầu tư khi chờ số liệu lạm phát Mỹ tuần này để dự báo chính xác hơn về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang (Fed).
Thị trường vẫn đang "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng. Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, cho biết lực mua kỹ thuật xuất hiện khi biểu đồ có xu hướng tăng cũng hỗ trợ thị trường vàng và bạc.
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh, nhanh chóng lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng (Ảnh: Mạnh Quân).
Khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tháng 9 đã được cải thiện sau khi dự báo chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Mỹ tháng 7 cho thấy lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. Trong khi, dữ liệu tiêu dùng cho thấy người dân đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản sau nhiều năm giá cả duy trì ở mức cao.
Jeremy Siegel, giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Wharton của Đại học Pennsylvania (Mỹ), cho rằng Fed cần cắt giảm ngay lãi suất 75 điểm cơ bản, tiếp theo là cắt giảm thêm 75 điểm cơ bản nữa tại cuộc họp chính sách tháng 9, vì lãi suất cần phải giảm khoảng 175 điểm cơ bản so với mức hiện tại.
Phản hồi lại tuyên bố của vị giáo sư nêu trên, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Chicago (Mỹ), Austan Goolsbee, đã không bình luận về khả năng cắt giảm lãi suất khẩn cấp nhưng cho biết Fed sẽ xử lý tình hình suy thoái kinh tế nếu cần thiết.
Theo công cụ FedWatch CME, thị trường hiện đang dự báo hơn 50% khả năng lãi suất sẽ giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tháng 9. Từ trước tới nay, môi trường lãi suất thấp luôn có xu hướng thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang mong đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 sẽ được công bố vào thứ Tư và dữ liệu doanh số bán lẻ vào thứ Năm. Giới chuyên gia dự báo, CPI tháng 7 tăng 0,2% so với tháng trước.
Giá USD hạ nhiệt
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - ghi nhận tại 102,6 điểm, giảm 0,52% so với phiên liền trước đó.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.256 đồng, không đổi so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.043-25.469 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.920-25.290 đồng. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.970-25.300 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.550-25.630 đồng/USD (mua - bán), tăng 10 đồng ở chiều mua và giảm 10 đồng ở chiều bán ra.