Thị trường vàng có diễn biến lạ
Giá vàng thế giới giảm sâu
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78,3-79,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi so với kết phiên tuần trước. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán hiện là 1,5 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,25-77,55 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng chiều mua và giữ nguyên chiều bán so với trước đó. So với mở phiên đầu tuần trước, giá đã tăng 700.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 500.000 đồng ở chiều bán ra.
Trong khi thị trường vàng trong nước ảm đạm và vàng miếng SJC vẫn "bất động" thì vàng quốc tế bị bán tháo mạnh. Giá vàng thế giới đạt 2.404 USD/ounce, giảm 40 USD. Thậm chí, có thời điểm giá rơi về 2.369 USD/ounce, trong bối cảnh hàng loạt thị trường tài chính trên thế giới lao dốc.
Vàng vốn là công cụ trú ẩn trong thời kỳ biến động kinh tế - xã hội. Kim loại này có xu hướng tăng giá khi các tài sản rủi ro như chứng khoán, tiền số giảm... Giá vàng đã tăng gần 400 USD/ounce từ đầu năm.
Tuy nhiên, diễn biến hiện tại đi ngược lại thông thường khi vàng giảm mạnh.
Hôm qua, thị trường tài chính chao đảo. Bitcoin, đồng tiền số mạnh nhất thế giới, có thời điểm thủng mốc 50.000 USD. Các thị trường chứng khoán lớn của châu Âu mở cửa trong sắc đỏ. Sau đó, làn sóng bán tháo được kích hoạt khắp châu Á. Sàn giao dịch chứng khoán Osaka buộc phải tạm ngưng giao dịch hợp đồng tương lai Nikkei 225 và Topix. Tại Hàn Quốc, nhà chức trách dừng mọi lệnh bán để ngăn chặn đà bán tháo.
Thị trường vàng thế giới chao đảo (Ảnh: Tiến Tuấn).
Adrian Ash - Giám đốc Nghiên cứu tại Bullionvault - đơn vị giao dịch vàng chuyên nghiệp - nói: "Nhà đầu tư đang bán các tài sản sinh lời để bù đắp khoản lỗ do dùng đòn bẩy. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang hoảng loạn".
Vẫn có ý kiến tích cực về vàng. Chris Vecchio, chuyên gia tại Tastylive, chuyên cung cấp các giải pháp giao dịch tài chính, cho rằng bất kỳ sự suy yếu nào của vàng là cơ hội mua vào. Theo lịch sử, trong thời kỳ suy thoái, vàng vẫn là một trong những tài sản có hiệu suất tốt nhất trên thị trường tài chính toàn cầu.
Giá USD hạ nhiệt
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - ghi nhận tại 102,7 điểm, giảm 0,44% so với phiên liền trước đó. Hôm qua, có thời điểm chỉ số đồng bạc xanh giảm xuống 102,2 điểm, thấp nhất 4 tháng.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.241 đồng, giảm 1 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.028-25.453 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.055-25.455 đồng. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.090-25.457 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.600-25.680 đồng/USD (mua - bán), giảm 20 đồng ở chiều mua vào.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78,3-79,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi so với kết phiên tuần trước. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán hiện là 1,5 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,25-77,55 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng chiều mua và giữ nguyên chiều bán so với trước đó. So với mở phiên đầu tuần trước, giá đã tăng 700.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 500.000 đồng ở chiều bán ra.
Trong khi thị trường vàng trong nước ảm đạm và vàng miếng SJC vẫn "bất động" thì vàng quốc tế bị bán tháo mạnh. Giá vàng thế giới đạt 2.404 USD/ounce, giảm 40 USD. Thậm chí, có thời điểm giá rơi về 2.369 USD/ounce, trong bối cảnh hàng loạt thị trường tài chính trên thế giới lao dốc.
Vàng vốn là công cụ trú ẩn trong thời kỳ biến động kinh tế - xã hội. Kim loại này có xu hướng tăng giá khi các tài sản rủi ro như chứng khoán, tiền số giảm... Giá vàng đã tăng gần 400 USD/ounce từ đầu năm.
Tuy nhiên, diễn biến hiện tại đi ngược lại thông thường khi vàng giảm mạnh.
Hôm qua, thị trường tài chính chao đảo. Bitcoin, đồng tiền số mạnh nhất thế giới, có thời điểm thủng mốc 50.000 USD. Các thị trường chứng khoán lớn của châu Âu mở cửa trong sắc đỏ. Sau đó, làn sóng bán tháo được kích hoạt khắp châu Á. Sàn giao dịch chứng khoán Osaka buộc phải tạm ngưng giao dịch hợp đồng tương lai Nikkei 225 và Topix. Tại Hàn Quốc, nhà chức trách dừng mọi lệnh bán để ngăn chặn đà bán tháo.
Thị trường vàng thế giới chao đảo (Ảnh: Tiến Tuấn).
Adrian Ash - Giám đốc Nghiên cứu tại Bullionvault - đơn vị giao dịch vàng chuyên nghiệp - nói: "Nhà đầu tư đang bán các tài sản sinh lời để bù đắp khoản lỗ do dùng đòn bẩy. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang hoảng loạn".
Vẫn có ý kiến tích cực về vàng. Chris Vecchio, chuyên gia tại Tastylive, chuyên cung cấp các giải pháp giao dịch tài chính, cho rằng bất kỳ sự suy yếu nào của vàng là cơ hội mua vào. Theo lịch sử, trong thời kỳ suy thoái, vàng vẫn là một trong những tài sản có hiệu suất tốt nhất trên thị trường tài chính toàn cầu.
Giá USD hạ nhiệt
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - ghi nhận tại 102,7 điểm, giảm 0,44% so với phiên liền trước đó. Hôm qua, có thời điểm chỉ số đồng bạc xanh giảm xuống 102,2 điểm, thấp nhất 4 tháng.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.241 đồng, giảm 1 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.028-25.453 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.055-25.455 đồng. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.090-25.457 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.600-25.680 đồng/USD (mua - bán), giảm 20 đồng ở chiều mua vào.