Sắp hết thời vàng "ngáo" giá?
Giá vàng miếng SJC giảm gần 3 triệu đồng/lượng ngay trong sáng 30/5. Nhiều người vội vã đem bán vì lo sợ giá giảm thêm trước thông tin 4 ngân hàng quốc doanh sẽ bán vàng miếng vào thứ 2 tuần tới.
Vàng giảm giá
Ghi nhận tại phố vàng Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), lượng khách đến mua bán vàng tấp nập, đến mức cửa hàng thông báo dừng tiếp nhận vào lúc 11h. Anh Minh Trung (Đống Đa, Hà Nội) là khách quen của cửa hàng nên được ưu tiên không phải xếp hàng vào trong quầy bán vàng.
Anh Trung cho biết: “Mấy hôm nay, tôi cũng đọc thông tin về việc 4 ngân hàng sẽ bán vàng miếng SJC vào tuần sau. Sáng nay, cửa hàng vừa mở cửa, tôi đến ngay để bán nhưng giá giảm quá nhanh mất hơn 3 triệu đồng/lượng so với ngày hôm qua. Tuy không lỗ nhưng lãi không được bao nhiêu”.
Trong khi đó, chị Ngọc Phượng (Thanh Xuân, Hà Nội) chấp nhận bán lỗ để thu tiền mua đất. “Tôi vừa đặt cọc mua đất nền ở vùng ven Hà Nội. Tôi mua vàng SJC từ đầu tháng với giá 86 triệu đồng/lượng. Hôm nay, tôi bán ra, giá giảm mạnh, lỗ 1,2 triệu đồng/lượng”.
Chỉ lãi khoảng 10 triệu đồng/lượng sau khi mua 20 lượng vàng miếng SJC nhưng chị Minh Châu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bán ra để chuyển sang mua vàng nhẫn. Chị Châu nói: “Giờ nắm giữ vàng miếng, sợ rủi ro. Cơ quan quản lý cũng đưa ra thông điệp nguồn cung dồi dào vào thời gian tới và có khả năng bỏ độc quyền vàng miếng”.
Ngân hàng bán vàng nói gì?
Trao đổi với báo chí ngày 30/5, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, việc bán vàng miếng trực tiếp tới người dân sẽ được thực hiện từ ngày 3/6. Trước mắt, BIDV sẽ triển khai tại TPHCM và Hà Nội.
Sau đó ngân hàng sẽ thiết lập mạng lưới phân phối ở các địa bàn khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu... Hằng ngày, BIDV sẽ công bố công khai giá bán vàng tại trang thông tin, trên cơ sở giá mua từ Ngân hàng Nhà nước.
Cũng theo ông Lâm, giá vàng sẽ do cơ quan này xác định căn cứ theo giá thế giới và mục tiêu điều hành giảm chênh lệch giá trong nước và quốc tế.
Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đánh giá: “Đây là một chủ trương kịp thời, đúng đắn và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước cũng như cả hệ thống ngân hàng thương mại. Về phía Agribank, với lợi thế mạng lưới giao dịch rộng khắp, chúng tôi đã triển khai đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể sẵn sàng bắt đầu cung ứng vàng cho người dân từ ngày 3/6.
Trước mắt, chúng tôi sẽ tổ chức thực hiện tại Hà Nội, TPHCM và theo dõi diễn biến thị trường để tiếp tục triển khai mở rộng hơn, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường”.
Vào lúc 17h ngày 30/5, Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,3 - 88,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 800.000 đồng so với cuối giờ sáng. Tuy nhiên, so với đầu giờ sáng, giá vàng SJC vẫn giảm 2,1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào - bán ra nới rộng lên 2,5 triệu đồng/lượng. Điều này cho thấy các đơn vị kinh doanh đang dự phòng rủi ro giá vàng có thể biến động mạnh.
Theo ông Vượng, ngân hàng lưu ý khách mua về các thủ tục liên quan đến định danh cá nhân và tuân thủ một số quy định giao dịch, thanh toán hợp pháp về hóa đơn và phòng chống rửa tiền.
Cả 2 lãnh đạo của BIDV và Agribank đều khẳng định, ngân hàng bán vàng không vì mục tiêu lợi nhuận.
Biện pháp mới của Ngân hàng Nhà nước bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank) đưa ra trước bối cảnh các phiên đấu thầu 1 tháng qua chưa cho thấy hiệu quả trong mục tiêu hạ chênh lệch giá vàng miếng trong nước với giá vàng thế giới.
Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 9 phiên đấu thầu, cung ứng ra thị trường 48.500 lượng vàng SJC, tương đương hơn 1,8 tấn vàng. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới vẫn ở mức cao, khoảng trên 20%.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận định, đây là một giải pháp đúng đắn. Theo ông Hiển, Ngân hàng Nhà nước sẽ nhập lượng vàng nhất định và bán dần cho 4 ngân hàng quốc doanh.
Theo ông Hiển, giai đoạn đầu, giá vàng chưa thể giảm ngay nhưng quan trọng nhất là phần chênh lệch này nằm trong tay nhà nước để có dự trữ, phòng rủi ro, thay vì chảy vào túi đầu cơ, buôn lậu. Ông này dự báo thời gian tới, giá vàng trong nước sẽ giảm nhiệt.
“Giá vàng SJC chênh lệch với giá vàng thế giới từ 2-4 triệu đồng/lượng là hợp lý”, ông Hiển nói.
Sau khi giảm sâu, hôm nay (31/5) giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đồng loạt tăng.
Vàng giảm giá
Ghi nhận tại phố vàng Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), lượng khách đến mua bán vàng tấp nập, đến mức cửa hàng thông báo dừng tiếp nhận vào lúc 11h. Anh Minh Trung (Đống Đa, Hà Nội) là khách quen của cửa hàng nên được ưu tiên không phải xếp hàng vào trong quầy bán vàng.
Anh Trung cho biết: “Mấy hôm nay, tôi cũng đọc thông tin về việc 4 ngân hàng sẽ bán vàng miếng SJC vào tuần sau. Sáng nay, cửa hàng vừa mở cửa, tôi đến ngay để bán nhưng giá giảm quá nhanh mất hơn 3 triệu đồng/lượng so với ngày hôm qua. Tuy không lỗ nhưng lãi không được bao nhiêu”.
Trong khi đó, chị Ngọc Phượng (Thanh Xuân, Hà Nội) chấp nhận bán lỗ để thu tiền mua đất. “Tôi vừa đặt cọc mua đất nền ở vùng ven Hà Nội. Tôi mua vàng SJC từ đầu tháng với giá 86 triệu đồng/lượng. Hôm nay, tôi bán ra, giá giảm mạnh, lỗ 1,2 triệu đồng/lượng”.
Chỉ lãi khoảng 10 triệu đồng/lượng sau khi mua 20 lượng vàng miếng SJC nhưng chị Minh Châu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bán ra để chuyển sang mua vàng nhẫn. Chị Châu nói: “Giờ nắm giữ vàng miếng, sợ rủi ro. Cơ quan quản lý cũng đưa ra thông điệp nguồn cung dồi dào vào thời gian tới và có khả năng bỏ độc quyền vàng miếng”.
Ngân hàng bán vàng nói gì?
Trao đổi với báo chí ngày 30/5, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, việc bán vàng miếng trực tiếp tới người dân sẽ được thực hiện từ ngày 3/6. Trước mắt, BIDV sẽ triển khai tại TPHCM và Hà Nội.
Sau đó ngân hàng sẽ thiết lập mạng lưới phân phối ở các địa bàn khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu... Hằng ngày, BIDV sẽ công bố công khai giá bán vàng tại trang thông tin, trên cơ sở giá mua từ Ngân hàng Nhà nước.
Cũng theo ông Lâm, giá vàng sẽ do cơ quan này xác định căn cứ theo giá thế giới và mục tiêu điều hành giảm chênh lệch giá trong nước và quốc tế.
Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đánh giá: “Đây là một chủ trương kịp thời, đúng đắn và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước cũng như cả hệ thống ngân hàng thương mại. Về phía Agribank, với lợi thế mạng lưới giao dịch rộng khắp, chúng tôi đã triển khai đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể sẵn sàng bắt đầu cung ứng vàng cho người dân từ ngày 3/6.
Trước mắt, chúng tôi sẽ tổ chức thực hiện tại Hà Nội, TPHCM và theo dõi diễn biến thị trường để tiếp tục triển khai mở rộng hơn, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường”.
Vào lúc 17h ngày 30/5, Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,3 - 88,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 800.000 đồng so với cuối giờ sáng. Tuy nhiên, so với đầu giờ sáng, giá vàng SJC vẫn giảm 2,1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào - bán ra nới rộng lên 2,5 triệu đồng/lượng. Điều này cho thấy các đơn vị kinh doanh đang dự phòng rủi ro giá vàng có thể biến động mạnh.
Theo ông Vượng, ngân hàng lưu ý khách mua về các thủ tục liên quan đến định danh cá nhân và tuân thủ một số quy định giao dịch, thanh toán hợp pháp về hóa đơn và phòng chống rửa tiền.
Cả 2 lãnh đạo của BIDV và Agribank đều khẳng định, ngân hàng bán vàng không vì mục tiêu lợi nhuận.
Biện pháp mới của Ngân hàng Nhà nước bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank) đưa ra trước bối cảnh các phiên đấu thầu 1 tháng qua chưa cho thấy hiệu quả trong mục tiêu hạ chênh lệch giá vàng miếng trong nước với giá vàng thế giới.
Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 9 phiên đấu thầu, cung ứng ra thị trường 48.500 lượng vàng SJC, tương đương hơn 1,8 tấn vàng. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới vẫn ở mức cao, khoảng trên 20%.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận định, đây là một giải pháp đúng đắn. Theo ông Hiển, Ngân hàng Nhà nước sẽ nhập lượng vàng nhất định và bán dần cho 4 ngân hàng quốc doanh.
Theo ông Hiển, giai đoạn đầu, giá vàng chưa thể giảm ngay nhưng quan trọng nhất là phần chênh lệch này nằm trong tay nhà nước để có dự trữ, phòng rủi ro, thay vì chảy vào túi đầu cơ, buôn lậu. Ông này dự báo thời gian tới, giá vàng trong nước sẽ giảm nhiệt.
“Giá vàng SJC chênh lệch với giá vàng thế giới từ 2-4 triệu đồng/lượng là hợp lý”, ông Hiển nói.
Sau khi giảm sâu, hôm nay (31/5) giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đồng loạt tăng.
Tin liên quan
- Giá vàng tụt dốc như đứt phanh, mua vàng đầu tuần cuối tuần mang bán lỗ bao nhiêu?
- Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Vàng miếng SJC giảm liên tiếp, mất mốc 86 triệu đồng
- Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Thế giới mất phanh, trong nước khó lường
- Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Nhẫn trơn tăng vượt 85 triệu, miếng SJC bất ngờ giảm
- Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 1 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng