Ngân hàng Nhà nước nêu thông tin quan trọng với thị trường vàng
Thông tin liên quan đến các biện pháp quản lý và phát triển thị trường vàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Đơn vị này thông tin đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012. Trong đó, có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, đảm bảo bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý thị trường vàng, phù hợp với tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý thị trường vàng, đặc biệt là từ các quốc gia có môi trường kinh doanh, thể chế chính trị tương đồng.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần phát đi thông điệp yêu cầu các bộ ngành phải có giải pháp để ổn định thị trường, trong đó có việc sửa đổi Nghị định 24/2012. Hồi tháng 2, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu NHNN nhanh chóng tổng kết Nghị định 24 và báo cáo kết quả thanh tra thị trường vàng trong tháng 2.
Cũng trong văn bản trả lời cử tri, NHNN đánh giá giá vàng thế giới thời gian quan liên tục tăng cao, lập đỉnh lịch sử vào ngày 26/9 do là hàng hóa đặc thù, có tính thanh khoản cao, là tài sản được ưa chuộng đặc biệt trong giai đoạn kinh tế, địa chính trị biến động.
Ngoài ra, giá vàng tăng cũng đến từ tâm lý của giới đầu tư bị ảnh hưởng bởi bất ổn kinh tế vĩ mô, tình hình lạm phát, căng thẳng địa chính trị trên thế giới cũng như ngân hàng trung ương các nước tăng cường mua vàng bổ sung cho dự trữ ngoại hối.
Trong nước, giá vàng miếng SJC đã tăng và chênh lệch ở mức cao so với giá vàng quốc tế từ năm 2021 Từ mức chênh lệch khoảng trên dưới 3 triệu đồng/lượng giai đoạn 2014-2021 thì chênh lệch giá so với thế giới tăng cao, có lúc lên tới 18 triệu đồng/lượng từ cuối năm 2021 tới nay.
NHNN đánh giá việc giá vàng tăng và chênh lệch cao tiềm ẩn nguy cơ tác động đến tâm lý xã hội về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ.
NHNN cho biết sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp theo chỉ đạo của các cấp thẩm quyền. Đồng thời, cơ quan này sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Đáng chú ý, nhà điều hành cho biết sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng theo đúng kế hoạch. "Kiên quyết đấu tranh làm rõ, xử lý và đề xuất các cấp thẩm quyền xử lý nghiêm đối với các vi phạm, kể cả vi phạm pháp luật hình sự (nếu có)", NHNN nhấn mạnh.
NHNN đang thanh tra nghiêm ngặt thị trường vàng, xử nghiêm vi phạm kể cả hình sự (Ảnh: Hải Long).
Trước đó, hồi tháng 5, NHNN tổ chức công bố quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Đoàn thanh tra bao gồm NHNN, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
Đoàn thanh tra sẽ làm việc với các đối tượng thanh tra gồm Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và các công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Doji, Bảo Tín Minh Châu.
Gần nhất, PNJ là doanh nghiệp đầu tiên cho biết nhận được quyết định của Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng,
PNJ bị xử phạt 1,34 tỷ đồng do ban hành quy định nội bộ, các thực hành phân loại khách hàng theo rủi ro, báo cáo giao dịch giá trị lớn và kiểm toán nội bộ chưa đủ chặt chẽ và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền. Đồng thời, công ty có một số sai sót, chưa đầy đủ dữ liệu trong quá trình báo cáo và cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý.
Đơn vị này thông tin đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012. Trong đó, có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, đảm bảo bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý thị trường vàng, phù hợp với tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý thị trường vàng, đặc biệt là từ các quốc gia có môi trường kinh doanh, thể chế chính trị tương đồng.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần phát đi thông điệp yêu cầu các bộ ngành phải có giải pháp để ổn định thị trường, trong đó có việc sửa đổi Nghị định 24/2012. Hồi tháng 2, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu NHNN nhanh chóng tổng kết Nghị định 24 và báo cáo kết quả thanh tra thị trường vàng trong tháng 2.
Cũng trong văn bản trả lời cử tri, NHNN đánh giá giá vàng thế giới thời gian quan liên tục tăng cao, lập đỉnh lịch sử vào ngày 26/9 do là hàng hóa đặc thù, có tính thanh khoản cao, là tài sản được ưa chuộng đặc biệt trong giai đoạn kinh tế, địa chính trị biến động.
Ngoài ra, giá vàng tăng cũng đến từ tâm lý của giới đầu tư bị ảnh hưởng bởi bất ổn kinh tế vĩ mô, tình hình lạm phát, căng thẳng địa chính trị trên thế giới cũng như ngân hàng trung ương các nước tăng cường mua vàng bổ sung cho dự trữ ngoại hối.
Trong nước, giá vàng miếng SJC đã tăng và chênh lệch ở mức cao so với giá vàng quốc tế từ năm 2021 Từ mức chênh lệch khoảng trên dưới 3 triệu đồng/lượng giai đoạn 2014-2021 thì chênh lệch giá so với thế giới tăng cao, có lúc lên tới 18 triệu đồng/lượng từ cuối năm 2021 tới nay.
NHNN đánh giá việc giá vàng tăng và chênh lệch cao tiềm ẩn nguy cơ tác động đến tâm lý xã hội về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ.
NHNN cho biết sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp theo chỉ đạo của các cấp thẩm quyền. Đồng thời, cơ quan này sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Đáng chú ý, nhà điều hành cho biết sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng theo đúng kế hoạch. "Kiên quyết đấu tranh làm rõ, xử lý và đề xuất các cấp thẩm quyền xử lý nghiêm đối với các vi phạm, kể cả vi phạm pháp luật hình sự (nếu có)", NHNN nhấn mạnh.
NHNN đang thanh tra nghiêm ngặt thị trường vàng, xử nghiêm vi phạm kể cả hình sự (Ảnh: Hải Long).
Trước đó, hồi tháng 5, NHNN tổ chức công bố quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Đoàn thanh tra bao gồm NHNN, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
Đoàn thanh tra sẽ làm việc với các đối tượng thanh tra gồm Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và các công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Doji, Bảo Tín Minh Châu.
Gần nhất, PNJ là doanh nghiệp đầu tiên cho biết nhận được quyết định của Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng,
PNJ bị xử phạt 1,34 tỷ đồng do ban hành quy định nội bộ, các thực hành phân loại khách hàng theo rủi ro, báo cáo giao dịch giá trị lớn và kiểm toán nội bộ chưa đủ chặt chẽ và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền. Đồng thời, công ty có một số sai sót, chưa đầy đủ dữ liệu trong quá trình báo cáo và cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý.