Mỗi lượng vàng miếng giảm nửa triệu đồng
Kết phiên 23/7, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 77,5-79,5 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng mỗi chiều so với giá đóng cửa phiên trước đó. Như vậy, giá vàng miếng SJC đã mất mốc 80 triệu đồng sau 4 phiên duy trì mức này. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 75,7-77,1 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng mỗi chiều so với lúc mở phiên.
Trong tuần trước, vàng nhẫn có thời điểm lập kỷ lục tại mốc 77,6 triệu đồng ở chiều bán ra, thậm chí cao hơn giá vàng miếng SJC nhưng nhanh chóng mất mốc này.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng sáng nay lấy lại mốc kháng cự 2.409 USD/ounce, tăng 13 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5,5-6 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là 3-3,5 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế hiện nới rộng hơn so với thời điểm trước ngày 18/7. Trước đó, giá vàng miếng SJC chỉ cao hơn thế giới khoảng 1-2 triệu đồng/lượng.
Giá kim loại quý đảo chiều tăng, chấm dứt chuỗi 4 ngày giảm khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần này để biết thêm thông tin chi tiết về kế hoạch cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Han Tan, chuyên gia phân tích thị trường của Exinity Group, cho rằng vàng đang được hỗ trợ vững chắc bởi kỳ vọng về hành động xoay trục chính sách của Fed. Bên cạnh đó, bất ổn chính trị cũng có thể làm tăng nhu cầu trú ẩn an toàn cho kim loại quý này.
Các nhà đầu tư đang chú ý đến báo cáo về tổng sản phẩm quốc nội quý II của Mỹ (GDP) dự kiến được công bố vào 25/7 và dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 6 sẽ được công bố vào 26/7 để tìm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.
Vị chuyên gia cho rằng, nếu dữ liệu GDP và PCE sắp tới vẽ nên một kịch bản "hoàn hảo" cho nền kinh tế Mỹ, cho phép Fed hạ lãi suất, điều đó giúp giữ giá vàng ở mức trên 2.400 USD/ounce.
Ông Sadiq Adatia, Giám đốc Đầu tư tại BMO Global Asset Management, cho biết giá vàng đang hoạt động giống như một tài sản tăng trưởng hơn là một nơi trú ẩn an toàn.
Vàng miếng mất mốc 80 triệu đồng/lượng sau 4 phiên duy trì ở vùng giá này (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo ông Adatia, thông thường, vàng là một công cụ phòng ngừa lạm phát, một công cụ phòng ngừa USD hóa, và thường phản ứng với lợi suất.
Tuy nhiên trong nửa đầu năm, vàng tăng mạnh và đồng USD cũng tăng. Các nhà đầu tư và người dân đang giữ vàng vì nhiều lý do khác nhau. Các công ty quản lý tài sản quốc gia và các quốc gia đang mua vàng như một cách lưu trữ giá trị cho các đồng tiền khác.
Ông Adatia cho biết có nhiều yếu tố đẩy vàng lên tầm cao mới, bao gồm những lo ngại kéo dài về khả năng suy thoái, việc mua vào của các ngân hàng trung ương, và sự quan tâm ngày càng tăng từ các quỹ tài sản quốc gia.
Trong ngắn hạn, ngân hàng Canada dự kiến giá vàng trung bình khoảng 2.263 USD mỗi ounce trong năm nay, tăng 4% so với ước tính trung bình trước đó là 2.168 USD. Năm 2025, BMO Capital Markets dự kiến giá vàng trung bình khoảng 2.200 USD mỗi ounce, tăng 5% so với ước tính trước đó là 2.100 USD/ounce.
Mặc dù vàng dự kiến duy trì trong phạm vi giới hạn trong suốt quý ba, BMO Capital Markets đang kỳ vọng giá cao hơn vào cuối năm, với ước tính trung bình quý IV là 2.350 USD/ounce.
Giá USD tự do giảm nhẹ
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - giảm mạnh về 104,5 điểm, tăng 0,04% so với 1 ngày trước.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.264 đồng, tăng 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.051-25.477 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.127-25.477 đồng, tăng 3 đồng ở chiều bán ra, chạm mức trần quy định. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.150-25.477 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.650-25.700 đồng/USD (mua - bán), giảm 20 đồng ở chiều mua và giảm 40 đồng ở chiều bán ra.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 75,7-77,1 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng mỗi chiều so với lúc mở phiên.
Trong tuần trước, vàng nhẫn có thời điểm lập kỷ lục tại mốc 77,6 triệu đồng ở chiều bán ra, thậm chí cao hơn giá vàng miếng SJC nhưng nhanh chóng mất mốc này.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng sáng nay lấy lại mốc kháng cự 2.409 USD/ounce, tăng 13 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5,5-6 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là 3-3,5 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế hiện nới rộng hơn so với thời điểm trước ngày 18/7. Trước đó, giá vàng miếng SJC chỉ cao hơn thế giới khoảng 1-2 triệu đồng/lượng.
Giá kim loại quý đảo chiều tăng, chấm dứt chuỗi 4 ngày giảm khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần này để biết thêm thông tin chi tiết về kế hoạch cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Han Tan, chuyên gia phân tích thị trường của Exinity Group, cho rằng vàng đang được hỗ trợ vững chắc bởi kỳ vọng về hành động xoay trục chính sách của Fed. Bên cạnh đó, bất ổn chính trị cũng có thể làm tăng nhu cầu trú ẩn an toàn cho kim loại quý này.
Các nhà đầu tư đang chú ý đến báo cáo về tổng sản phẩm quốc nội quý II của Mỹ (GDP) dự kiến được công bố vào 25/7 và dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 6 sẽ được công bố vào 26/7 để tìm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.
Vị chuyên gia cho rằng, nếu dữ liệu GDP và PCE sắp tới vẽ nên một kịch bản "hoàn hảo" cho nền kinh tế Mỹ, cho phép Fed hạ lãi suất, điều đó giúp giữ giá vàng ở mức trên 2.400 USD/ounce.
Ông Sadiq Adatia, Giám đốc Đầu tư tại BMO Global Asset Management, cho biết giá vàng đang hoạt động giống như một tài sản tăng trưởng hơn là một nơi trú ẩn an toàn.
Vàng miếng mất mốc 80 triệu đồng/lượng sau 4 phiên duy trì ở vùng giá này (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo ông Adatia, thông thường, vàng là một công cụ phòng ngừa lạm phát, một công cụ phòng ngừa USD hóa, và thường phản ứng với lợi suất.
Tuy nhiên trong nửa đầu năm, vàng tăng mạnh và đồng USD cũng tăng. Các nhà đầu tư và người dân đang giữ vàng vì nhiều lý do khác nhau. Các công ty quản lý tài sản quốc gia và các quốc gia đang mua vàng như một cách lưu trữ giá trị cho các đồng tiền khác.
Ông Adatia cho biết có nhiều yếu tố đẩy vàng lên tầm cao mới, bao gồm những lo ngại kéo dài về khả năng suy thoái, việc mua vào của các ngân hàng trung ương, và sự quan tâm ngày càng tăng từ các quỹ tài sản quốc gia.
Trong ngắn hạn, ngân hàng Canada dự kiến giá vàng trung bình khoảng 2.263 USD mỗi ounce trong năm nay, tăng 4% so với ước tính trung bình trước đó là 2.168 USD. Năm 2025, BMO Capital Markets dự kiến giá vàng trung bình khoảng 2.200 USD mỗi ounce, tăng 5% so với ước tính trước đó là 2.100 USD/ounce.
Mặc dù vàng dự kiến duy trì trong phạm vi giới hạn trong suốt quý ba, BMO Capital Markets đang kỳ vọng giá cao hơn vào cuối năm, với ước tính trung bình quý IV là 2.350 USD/ounce.
Giá USD tự do giảm nhẹ
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - giảm mạnh về 104,5 điểm, tăng 0,04% so với 1 ngày trước.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.264 đồng, tăng 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.051-25.477 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.127-25.477 đồng, tăng 3 đồng ở chiều bán ra, chạm mức trần quy định. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.150-25.477 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.650-25.700 đồng/USD (mua - bán), giảm 20 đồng ở chiều mua và giảm 40 đồng ở chiều bán ra.