Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới, vàng trong nước vẫn bất động
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/10, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 87-89 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi sau 7 phiên liên tiếp. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán được giữ ở mức 2 triệu đồng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn cũng duy trì ở vùng kỷ lục 87-88,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi sau 6 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, so với 1 tuần trước đó, mặt hàng này đã tăng 2,8 triệu đồng ở chiều bán ra và tăng 2,6 triệu đồng ở chiều thu mua.
So với đầu năm, mỗi lượng vàng miếng tăng 15 triệu đồng, tương đương mức tăng 19% còn vàng nhẫn tăng 25 triệu đồng/lượng, tương đương hiệu suất 40%.
Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt kỷ lục mới tại 2.774 USD/ounce, tăng 31 USD so với trước đó. Đỉnh trước đó được ghi nhận tại phiên 23/10 khi kim loại quý được giao dịch tại vùng giá 2.758 USD/ounce.
Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 85,1 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước chênh lệch khoảng 3,3-4 triệu đồng so với giá thế giới.
Giá vàng thế giới tiếp tục được thúc đẩy bởi lo ngại bất ổn xung quanh cuộc bầu cử ở Mỹ, căng thẳng ở Trung Đông và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11.
Kim loại quý tăng nhanh và cán mốc kỷ lục mới, đạt mức tăng 34% so với đầu năm.
Peter Grant, Phó chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao của Zaner Metals, cho rằng giá vàng được hỗ trợ bởi nhu cầu mua trú ẩn an toàn khi căng thẳng địa chính trị và bất ổn chính trị tiếp diễn.
Giá vàng thế giới neo ở vùng giá kỷ lục, tăng 34% so với đầu năm (Ảnh: Tiến Tuấn).
Các nhà đầu tư đang chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế, bao gồm báo cáo việc làm của ADP, Chỉ số Chi tiêu cá nhân tại Mỹ (PCE) và báo cáo bảng lương để đánh giá thêm lập trường chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), với quyết định lãi suất tiếp theo dự kiến vào ngày 7/11.
Hiện tại, thị trường đang dự báo 98% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (tương đương 0,25%) vào tháng 11.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, đà tăng của giá vàng được dự báo sẽ kéo dài đến năm 2025, nhờ nền tảng lãi suất thuận lợi tại Mỹ và căng thẳng địa chính trị tiếp tục làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Ngân hàng giảm mạnh giá mua USD
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 104,2 điểm, giảm 0,03% so với trước đó.
Ngân hàng Nhà nước hiện niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.252 đồng, giảm 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.039-25.464 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.134-25.464 đồng (mua - bán), giảm 30 đồng ở chiều mua và giữ nguyên ở chiều bán so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.090-25.464 đồng, giảm 80 đồng ở chiều mua và không thay đổi ở chiều bán ra.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.710-25.820 đồng (mua - bán), tăng 110 đồng ở chiều mua và 120 đồng ở chiều bán ra.
Giá vàng nhẫn tròn trơn cũng duy trì ở vùng kỷ lục 87-88,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi sau 6 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, so với 1 tuần trước đó, mặt hàng này đã tăng 2,8 triệu đồng ở chiều bán ra và tăng 2,6 triệu đồng ở chiều thu mua.
So với đầu năm, mỗi lượng vàng miếng tăng 15 triệu đồng, tương đương mức tăng 19% còn vàng nhẫn tăng 25 triệu đồng/lượng, tương đương hiệu suất 40%.
Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt kỷ lục mới tại 2.774 USD/ounce, tăng 31 USD so với trước đó. Đỉnh trước đó được ghi nhận tại phiên 23/10 khi kim loại quý được giao dịch tại vùng giá 2.758 USD/ounce.
Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 85,1 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước chênh lệch khoảng 3,3-4 triệu đồng so với giá thế giới.
Giá vàng thế giới tiếp tục được thúc đẩy bởi lo ngại bất ổn xung quanh cuộc bầu cử ở Mỹ, căng thẳng ở Trung Đông và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11.
Kim loại quý tăng nhanh và cán mốc kỷ lục mới, đạt mức tăng 34% so với đầu năm.
Peter Grant, Phó chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao của Zaner Metals, cho rằng giá vàng được hỗ trợ bởi nhu cầu mua trú ẩn an toàn khi căng thẳng địa chính trị và bất ổn chính trị tiếp diễn.
Giá vàng thế giới neo ở vùng giá kỷ lục, tăng 34% so với đầu năm (Ảnh: Tiến Tuấn).
Các nhà đầu tư đang chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế, bao gồm báo cáo việc làm của ADP, Chỉ số Chi tiêu cá nhân tại Mỹ (PCE) và báo cáo bảng lương để đánh giá thêm lập trường chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), với quyết định lãi suất tiếp theo dự kiến vào ngày 7/11.
Hiện tại, thị trường đang dự báo 98% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (tương đương 0,25%) vào tháng 11.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, đà tăng của giá vàng được dự báo sẽ kéo dài đến năm 2025, nhờ nền tảng lãi suất thuận lợi tại Mỹ và căng thẳng địa chính trị tiếp tục làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Ngân hàng giảm mạnh giá mua USD
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 104,2 điểm, giảm 0,03% so với trước đó.
Ngân hàng Nhà nước hiện niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.252 đồng, giảm 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.039-25.464 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.134-25.464 đồng (mua - bán), giảm 30 đồng ở chiều mua và giữ nguyên ở chiều bán so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.090-25.464 đồng, giảm 80 đồng ở chiều mua và không thay đổi ở chiều bán ra.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.710-25.820 đồng (mua - bán), tăng 110 đồng ở chiều mua và 120 đồng ở chiều bán ra.