Giá vàng thế giới lập đỉnh mới
Giá vàng thế giới lập đỉnh
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78-80 triệu đồng/lượng (mua - bán), không đổi so với trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 80 triệu đồng/lượng hôm 13/8, sau khi giá thế giới tăng vọt. Ngưỡng 80 triệu đồng cũng là mức bán ra trên thị trường cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng "bình ổn" từ đầu tháng 6.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,45-77,75 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 50.000 đồng mỗi chiều trong phiên 16/6.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.494 USD/ounce, lập kỷ lục, vượt mức đỉnh cũ 2.483 USD. Quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương với 75 triệu đồng/lượng, chênh lệch 5 triệu đồng/lượng với giá vàng miếng SJC trong nước.
Đây là phiên tăng thứ 2 liên tiếp của kim loại màu vàng trong tuần. Trước đó, giá kim loại quý đã sụt giảm mạnh 1% do hoạt động chốt lời của giới đầu tư sau khi báo cáo lạm phát mới nhất làm giảm sự lạc quan của thị trường về việc xoay trục chính sách tại cuộc họp chính sách tiếp theo.
Giá vàng lần này lập đỉnh mới sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy số nhà xây mới giảm 6,8% trong tháng 7 so với năm ngoái. Tốc độ này mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế học.
Số nhà xây mới tháng 6 cũng được điều chỉnh giảm so với báo cáo trước đó. Nhà ở hiện vẫn là rào cản lớn với tăng trưởng của Mỹ, do giá cao và lãi suất cho vay tăng vài năm qua khiến nhiều người Mỹ ngày càng khó mua nhà.
Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank - một ngân hàng của Đan Mạch, nhận định giá vàng sẽ tiếp tục tìm thấy ngưỡng kháng cự trong khu vực 2.475-2.480 USD, khi các nhà giao dịch tìm kiếm thời điểm bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất trước khi xuất hiện thêm rủi ro.
Trong thời gian tới, vàng vẫn được đánh giá là loại tài sản có độ an toàn cao và hấp dẫn các nhà đầu tư. Mỗi khi vàng có đợt điều chỉnh giảm mạnh, sức cầu bắt đáy ngay lập tức gia tăng trở lại.
Mặc dù vẫn chịu áp lực, nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tiến tới nới lỏng lãi suất, cùng lúc nhu cầu của ngân hàng trung ương lành mạnh và rủi ro địa chính trị và kinh tế hiện hữu, giá vàng có thể phá vỡ các mức cao kỷ lục mới trong thời gian tới.
Theo CME FedWatch, các thị trường dự đoán 100% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế mạnh mẽ thời gian gần đây đã khiến dự báo khả năng cắt giảm là 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm như kỳ vọng trước đó.
Ngân hàng Commerzbank nâng dự báo giá vàng cuối năm nay lên 2.500 USD, do "các tín hiệu giảm lãi suất rõ ràng từ Fed". Tuần tới, Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 7. Chủ tịch Fed là ông Jerome Powell cũng sẽ có bài phát biểu về triển vọng kinh tế Mỹ ngày 23/8.
Tối 16/8, giá vàng thế giới lên kỷ lục (Ảnh: Tiến Tuấn).
Giá USD tự do tiếp tục giảm
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 102,07 điểm, giảm 0,27% so với phiên liền trước đó. Sức mạnh của đồng bạc xanh gần đây đi xuống khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu, lạm phát cũng thấp hơn kỳ vọng. Việc này dấy lên lo ngại về nguy cơ khủng hoảng và khả năng Fed sẽ hạ lãi suất mạnh tay hơn trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.254 đồng, giữ nguyên so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.041-25.467 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.850-25.360 đồng/USD (mua - bán). Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.840-25.210 đồng/USD (mua - bán). Nếu so với đầu tuần, tỷ giá của các ngân hàng giảm khoảng 20-30 đồng cả 2 chiều.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.530-25.550 đồng/USD (mua - bán), giảm 35 đồng mỗi chiều so với trước đó. Tỷ giá tự do bắt đầu giảm mạnh trong hơn một tháng gần đây, đặc biệt từ cuối tuần trước. So với mức đỉnh gần 26.000 đồng xác lập cuối tháng 6, giá USD tự do hiện thấp hơn 450-470 đồng, tương đương mức giảm gần 2%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78-80 triệu đồng/lượng (mua - bán), không đổi so với trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 80 triệu đồng/lượng hôm 13/8, sau khi giá thế giới tăng vọt. Ngưỡng 80 triệu đồng cũng là mức bán ra trên thị trường cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng "bình ổn" từ đầu tháng 6.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 76,45-77,75 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 50.000 đồng mỗi chiều trong phiên 16/6.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.494 USD/ounce, lập kỷ lục, vượt mức đỉnh cũ 2.483 USD. Quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương với 75 triệu đồng/lượng, chênh lệch 5 triệu đồng/lượng với giá vàng miếng SJC trong nước.
Đây là phiên tăng thứ 2 liên tiếp của kim loại màu vàng trong tuần. Trước đó, giá kim loại quý đã sụt giảm mạnh 1% do hoạt động chốt lời của giới đầu tư sau khi báo cáo lạm phát mới nhất làm giảm sự lạc quan của thị trường về việc xoay trục chính sách tại cuộc họp chính sách tiếp theo.
Giá vàng lần này lập đỉnh mới sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy số nhà xây mới giảm 6,8% trong tháng 7 so với năm ngoái. Tốc độ này mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế học.
Số nhà xây mới tháng 6 cũng được điều chỉnh giảm so với báo cáo trước đó. Nhà ở hiện vẫn là rào cản lớn với tăng trưởng của Mỹ, do giá cao và lãi suất cho vay tăng vài năm qua khiến nhiều người Mỹ ngày càng khó mua nhà.
Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank - một ngân hàng của Đan Mạch, nhận định giá vàng sẽ tiếp tục tìm thấy ngưỡng kháng cự trong khu vực 2.475-2.480 USD, khi các nhà giao dịch tìm kiếm thời điểm bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất trước khi xuất hiện thêm rủi ro.
Trong thời gian tới, vàng vẫn được đánh giá là loại tài sản có độ an toàn cao và hấp dẫn các nhà đầu tư. Mỗi khi vàng có đợt điều chỉnh giảm mạnh, sức cầu bắt đáy ngay lập tức gia tăng trở lại.
Mặc dù vẫn chịu áp lực, nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tiến tới nới lỏng lãi suất, cùng lúc nhu cầu của ngân hàng trung ương lành mạnh và rủi ro địa chính trị và kinh tế hiện hữu, giá vàng có thể phá vỡ các mức cao kỷ lục mới trong thời gian tới.
Theo CME FedWatch, các thị trường dự đoán 100% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế mạnh mẽ thời gian gần đây đã khiến dự báo khả năng cắt giảm là 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm như kỳ vọng trước đó.
Ngân hàng Commerzbank nâng dự báo giá vàng cuối năm nay lên 2.500 USD, do "các tín hiệu giảm lãi suất rõ ràng từ Fed". Tuần tới, Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 7. Chủ tịch Fed là ông Jerome Powell cũng sẽ có bài phát biểu về triển vọng kinh tế Mỹ ngày 23/8.
Tối 16/8, giá vàng thế giới lên kỷ lục (Ảnh: Tiến Tuấn).
Giá USD tự do tiếp tục giảm
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 102,07 điểm, giảm 0,27% so với phiên liền trước đó. Sức mạnh của đồng bạc xanh gần đây đi xuống khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu, lạm phát cũng thấp hơn kỳ vọng. Việc này dấy lên lo ngại về nguy cơ khủng hoảng và khả năng Fed sẽ hạ lãi suất mạnh tay hơn trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.254 đồng, giữ nguyên so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.041-25.467 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.850-25.360 đồng/USD (mua - bán). Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.840-25.210 đồng/USD (mua - bán). Nếu so với đầu tuần, tỷ giá của các ngân hàng giảm khoảng 20-30 đồng cả 2 chiều.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.530-25.550 đồng/USD (mua - bán), giảm 35 đồng mỗi chiều so với trước đó. Tỷ giá tự do bắt đầu giảm mạnh trong hơn một tháng gần đây, đặc biệt từ cuối tuần trước. So với mức đỉnh gần 26.000 đồng xác lập cuối tháng 6, giá USD tự do hiện thấp hơn 450-470 đồng, tương đương mức giảm gần 2%.