Giá vàng thế giới lao dốc, nhà đầu tư mạnh tay bán chốt lời
Ngay sau khi lập đỉnh lịch sử hôm 20/5, giá vàng thế giới đã liên tục giảm mạnh 3 phiên liên tiếp và hiện đang được giao dịch ở mức hơn 2.300 USD/ounce.
Dù vậy, giá vàng thế giới vẫn tăng 14% từ đầu năm đến nay. Động lực tăng giá của vàng năm nay là nhu cầu phòng ngừa rủi ro địa chính trị, kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất, nhu cầu vàng tăng mạnh ở Trung Quốc và xu hướng mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa tại ngân hàng đầu tư TD Securities, nhận định rằng USD tăng và triển vọng giảm lãi suất tại Mỹ mờ mịt đã châm ngòi cho làn sóng bán vàng chốt lời.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng đà giảm sẽ bị hạn chế. "Không phải tất cả những nhà đầu tư quan tâm đến lãi suất đều mua vàng. Vì thế, họ không có quá nhiều để bán ra. Chúng tôi cho rằng dù thị trường đang điều chỉnh, mức giảm sẽ tương đối ít", chuyên gia chia sẻ với Reuters.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh sau khi lập đỉnh (Ảnh: Trading Economics).
Giá vàng hạ do nhà đầu tư lo ngại lãi suất tại Mỹ sẽ không được giảm sớm. Ngày 22/5, Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 4, cho thấy các quan chức chưa vội hạ lãi suất. Một số thậm chí đề cập đến khả năng tăng lãi.
Vàng vốn được giới đầu tư xem là biện pháp phòng ngừa lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất cao hơn khiến việc nắm giữ vàng không sinh lời.
"Giọng điệu diều hâu trong cuộc họp tháng 5 của Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách không tự tin cắt giảm lãi suất. Điều này thúc đẩy trái phiếu kho bạc và đồng USD tăng cao, vàng mất giá", ông Ilya Spivak, người đứng đầu bộ phận vĩ mô toàn cầu tại công ty tài chính Tastylive, chia sẻ với Reuters.
Ngoài ra, chuyên gia cho rằng giá vàng biến động mạnh một phần do xu hướng tích trữ vàng của Trung Quốc. "Dù việc tích trữ giảm xuống còn 9% so với cùng kỳ năm trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn đặt nặng việc tích trữ vàng", ông Spivak nói thêm.
Một nguyên nhân khác là mới đây S&P Global đã công bố chỉ số giá sản xuất (PMI) của Mỹ trong tháng 5 lên cao nhất 2 năm. Số liệu này kéo giá USD lên cao, khiến vàng kém hấp dẫn.
Ngân hàng UBS gần đây cũng nâng dự báo kim loại quý có thể lên 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay. Ngân hàng này khuyến nghị mua vào khi giá ở mức 2.300 USD trở xuống. Nguyên nhân là số liệu kinh tế Mỹ yếu đi trong tháng 4, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương tăng và bất ổn chính trị vẫn có thể còn tiếp diễn.
Trong khi đó, nhập khẩu vào Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới, có thể giảm gần 20% trong năm 2024 khi giá cao khiến nhu cầu mua mới trang sức của người dân giảm mạnh.
Dù vậy, giá vàng thế giới vẫn tăng 14% từ đầu năm đến nay. Động lực tăng giá của vàng năm nay là nhu cầu phòng ngừa rủi ro địa chính trị, kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất, nhu cầu vàng tăng mạnh ở Trung Quốc và xu hướng mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa tại ngân hàng đầu tư TD Securities, nhận định rằng USD tăng và triển vọng giảm lãi suất tại Mỹ mờ mịt đã châm ngòi cho làn sóng bán vàng chốt lời.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng đà giảm sẽ bị hạn chế. "Không phải tất cả những nhà đầu tư quan tâm đến lãi suất đều mua vàng. Vì thế, họ không có quá nhiều để bán ra. Chúng tôi cho rằng dù thị trường đang điều chỉnh, mức giảm sẽ tương đối ít", chuyên gia chia sẻ với Reuters.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh sau khi lập đỉnh (Ảnh: Trading Economics).
Giá vàng hạ do nhà đầu tư lo ngại lãi suất tại Mỹ sẽ không được giảm sớm. Ngày 22/5, Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 4, cho thấy các quan chức chưa vội hạ lãi suất. Một số thậm chí đề cập đến khả năng tăng lãi.
Vàng vốn được giới đầu tư xem là biện pháp phòng ngừa lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất cao hơn khiến việc nắm giữ vàng không sinh lời.
"Giọng điệu diều hâu trong cuộc họp tháng 5 của Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách không tự tin cắt giảm lãi suất. Điều này thúc đẩy trái phiếu kho bạc và đồng USD tăng cao, vàng mất giá", ông Ilya Spivak, người đứng đầu bộ phận vĩ mô toàn cầu tại công ty tài chính Tastylive, chia sẻ với Reuters.
Ngoài ra, chuyên gia cho rằng giá vàng biến động mạnh một phần do xu hướng tích trữ vàng của Trung Quốc. "Dù việc tích trữ giảm xuống còn 9% so với cùng kỳ năm trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn đặt nặng việc tích trữ vàng", ông Spivak nói thêm.
Một nguyên nhân khác là mới đây S&P Global đã công bố chỉ số giá sản xuất (PMI) của Mỹ trong tháng 5 lên cao nhất 2 năm. Số liệu này kéo giá USD lên cao, khiến vàng kém hấp dẫn.
Ngân hàng UBS gần đây cũng nâng dự báo kim loại quý có thể lên 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay. Ngân hàng này khuyến nghị mua vào khi giá ở mức 2.300 USD trở xuống. Nguyên nhân là số liệu kinh tế Mỹ yếu đi trong tháng 4, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương tăng và bất ổn chính trị vẫn có thể còn tiếp diễn.
Trong khi đó, nhập khẩu vào Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới, có thể giảm gần 20% trong năm 2024 khi giá cao khiến nhu cầu mua mới trang sức của người dân giảm mạnh.