Giá vàng thế giới chao đảo
Vàng thế giới mất mốc 2.400 USD
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/7, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 77,5-79,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), ghi nhận 3 phiên liên tiếp không thay đổi về giá. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 75,55-76,95 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 250.000 đồng so với thời điểm mở cửa phiên hôm qua.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay giao dịch tại 2.357 USD/ounce, tức giảm 40 USD so với trước đó và mất mốc kháng cự 2.400 USD. Như vậy, vàng thế giới có phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp.
Thị trường kim loại quý đi xuống do nhà đầu tư bán ra chốt lời trước khi Mỹ công bố các số liệu kinh tế quan trọng, ảnh hưởng đến triển vọng giảm lãi suất năm nay. Kelvin Wong, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, nói: "Từ góc độ kỹ thuật, giá có thể còn xuống thấp hơn".
Thị trường chuẩn bị đón nhận báo cáo về Chỉ số giá chi tiêu cá nhân (PCE), vốn là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Các số liệu này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch giảm lãi suất của Fed.
Giới đầu tư phần đông dự báo Fed giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 9. Môi trường lãi suất thấp sẽ có lợi cho vàng, do kim loại này không trả lãi. "Nếu PCE cho thấy lạm phát Mỹ chậm lại và khả năng Fed giảm lãi suất tháng 9 tăng lên, giá vàng sẽ tăng trở lại", Kelvin Wong đưa ra dự báo.
Chuyên gia phân tích thị trường Tim Waterer của KCM Trade thì cho rằng số liệu PCE sắp tới công bố có thể trở thành rào cản đối với giá vàng trong ngắn hạn khi chúng hỗ trợ đà tăng của đồng USD.
Vàng thế giới giảm do nhà đầu tư bán chốt lời trước thời điểm Mỹ công bố nhiều số liệu kinh tế quan trọng (Ảnh: Hải Long).
Tuy nhiên, lực cầu đối với kim loại quý vẫn rất mạnh. Ấn Độ đã có quyết định giảm thuế nhập khẩu vàng, từ mức 15% xuống còn 6%. Trong khi đó, Trung Quốc được cho là vẫn đẩy mạnh mua vàng. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đã góp phần đẩy giá vàng lên mạnh vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 khi liên tục mua ròng mặt hàng này.
Giám đốc đầu tư Sadiq Adatia của BMO Global Asset Management cho rằng, về dài hạn, vàng đang ở trong môi trường thuận lợi. Các yếu tố bao gồm nỗi lo dai dẳng về khả năng suy thoái, hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương và sự quan tâm ngày càng tăng từ các quỹ đầu tư quốc gia có thể tạo ra lực đẩy, đưa vàng chạm các mốc kỷ lục mới.
Giá USD đi ngang
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - ghi nhận tại 104,25 điểm, đi ngang so với một ngày trước.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên ngày hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.265 đồng, tăng nhẹ 1 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.052-25.478 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.148-25.478 đồng, tăng 1 đồng ở cả chiều mua và chiều bán. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.175-25.478 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.650-25.700 đồng/USD (mua - bán), giảm 20 đồng ở chiều mua và giảm 40 đồng ở chiều bán ra.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/7, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 77,5-79,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), ghi nhận 3 phiên liên tiếp không thay đổi về giá. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 75,55-76,95 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 250.000 đồng so với thời điểm mở cửa phiên hôm qua.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay giao dịch tại 2.357 USD/ounce, tức giảm 40 USD so với trước đó và mất mốc kháng cự 2.400 USD. Như vậy, vàng thế giới có phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp.
Thị trường kim loại quý đi xuống do nhà đầu tư bán ra chốt lời trước khi Mỹ công bố các số liệu kinh tế quan trọng, ảnh hưởng đến triển vọng giảm lãi suất năm nay. Kelvin Wong, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, nói: "Từ góc độ kỹ thuật, giá có thể còn xuống thấp hơn".
Thị trường chuẩn bị đón nhận báo cáo về Chỉ số giá chi tiêu cá nhân (PCE), vốn là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Các số liệu này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch giảm lãi suất của Fed.
Giới đầu tư phần đông dự báo Fed giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 9. Môi trường lãi suất thấp sẽ có lợi cho vàng, do kim loại này không trả lãi. "Nếu PCE cho thấy lạm phát Mỹ chậm lại và khả năng Fed giảm lãi suất tháng 9 tăng lên, giá vàng sẽ tăng trở lại", Kelvin Wong đưa ra dự báo.
Chuyên gia phân tích thị trường Tim Waterer của KCM Trade thì cho rằng số liệu PCE sắp tới công bố có thể trở thành rào cản đối với giá vàng trong ngắn hạn khi chúng hỗ trợ đà tăng của đồng USD.
Vàng thế giới giảm do nhà đầu tư bán chốt lời trước thời điểm Mỹ công bố nhiều số liệu kinh tế quan trọng (Ảnh: Hải Long).
Tuy nhiên, lực cầu đối với kim loại quý vẫn rất mạnh. Ấn Độ đã có quyết định giảm thuế nhập khẩu vàng, từ mức 15% xuống còn 6%. Trong khi đó, Trung Quốc được cho là vẫn đẩy mạnh mua vàng. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đã góp phần đẩy giá vàng lên mạnh vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 khi liên tục mua ròng mặt hàng này.
Giám đốc đầu tư Sadiq Adatia của BMO Global Asset Management cho rằng, về dài hạn, vàng đang ở trong môi trường thuận lợi. Các yếu tố bao gồm nỗi lo dai dẳng về khả năng suy thoái, hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương và sự quan tâm ngày càng tăng từ các quỹ đầu tư quốc gia có thể tạo ra lực đẩy, đưa vàng chạm các mốc kỷ lục mới.
Giá USD đi ngang
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - ghi nhận tại 104,25 điểm, đi ngang so với một ngày trước.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên ngày hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.265 đồng, tăng nhẹ 1 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.052-25.478 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.148-25.478 đồng, tăng 1 đồng ở cả chiều mua và chiều bán. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.175-25.478 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.650-25.700 đồng/USD (mua - bán), giảm 20 đồng ở chiều mua và giảm 40 đồng ở chiều bán ra.