Giá vàng tăng lên kỷ lục rồi bất ngờ đảo chiều
Vàng tăng giá mạnh
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/9, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với trước đó song đã tăng 1,5 triệu đồng mỗi chiều so với cuối tuần trước. Chênh lệch 2 chiều mua - bán vẫn là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), cũng giữ nguyên giá so với trước đó. So với đầu năm, mỗi lượng nhẫn trơn đắt hơn 16,25 triệu đồng, tương đương 26%.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết tại 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), vàng nhẫn tại đây được niêm yết ở 77,98-79,81 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.596 USD/ounce lúc mở cửa phiên, tăng 30 USD so với trước đó. Nguyên nhân là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới đây quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ sau 4 năm, thông qua việc giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (0,5%), về 4,75-5%.
Cơ quan này nhấn mạnh "luôn sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu có rủi ro phát sinh". Quan chức Fed dự báo lãi suất tham chiếu giảm thêm 0,5% cuối năm nay và 1% vào năm sau. Sang 2026, họ sẽ hạ tiếp 0,5% để đưa lãi suất về 2,75-3%.
Sản phẩm vàng được doanh nghiệp bày bán (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Tuy nhiên, vàng nhanh chóng giảm nhanh, hiện về mức 2.556 USD/ounce, chỉ còn đi ngang so với hôm qua. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 5,4 triệu đồng/lượng.
Hiện tại, giới đầu tư chờ đợi bình luận từ Chủ tịch Jerome Powell để biết thêm thông tin về lộ trình chính sách. Theo Giám đốc chiến lược đầu tư Robert Minter của Abrdn cho rằng, trong chu kỳ nới lỏng mới này, việc vàng vượt mốc 3.000 USD/ounce chỉ là vấn đề thời gian.
Minter giải thích, từ trước đến nay, các chu kỳ cắt giảm lãi suất thường thúc đẩy nhu cầu cao hơn của các nhà đầu tư vào vàng và người mua quỹ hoán đổi danh mục. Tuy nhiên, lần này, nhu cầu của ngân hàng trung ương, cũng như nhu cầu vàng vật chất từ Trung Quốc và Ấn Độ, 2 thị trường vàng bán lẻ lớn nhất thế giới là rất cao.
USD suy yếu
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 100,87 điểm, tiếp tục giảm 0,02 so với trước đó và hiện ở vùng giá thấp nhất 13 tháng qua.
Đồng USD vốn có mức độ nhạy cảm lớn với các kỳ vọng lãi suất cũng như những dự báo về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Sau quyết định của Fed, hầu hết chuyên gia đều cho rằng đồng USD sẽ tiếp tục suy giảm, trái ngược với vàng.
Trong nước, Ngân hàng Nhà nước kết phiên 18/9 công bố tỷ giá trung tâm tại 24.151 đồng/USD, tăng 10 đồng. Trước đó, nhà điều hành cũng đã tăng tỷ giá trung tâm thêm 4 đồng trong phiên giao dịch ngày 17/9.
Với biên độ 5%, tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch từ 22.943 đồng đến 25.359 đồng/USD.
Tỷ giá bán ngày 18/9 cũng được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tăng 10 đồng, lên niêm yết ở mức 25.308 đồng/USD, cao hơn tỷ giá trần khoảng 50 đồng. Trong khi đó, giá mua USD của Ngân hàng Nhà nước được giữ nguyên ở mức 23.400 đồng/USD.
Ngân hàng quy mô lớn giao dịch ngoại tệ lớn niêm yết tỷ giá ở mức 24.470-24.840 đồng/USD, tăng 120 đồng ở cả 2 chiều giao dịch. Ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng cho phép giao dịch USD tại 24.470-24.830 đồng, tăng 100 đồng mỗi chiều.
Trên thị trường tự do, tỷ giá USD lùi về dưới 25.000 đồng/USD. Theo đó, giá USD tự do được các điểm thu mua ngoại tệ giao dịch tại 24.850 đồng/USD ở chiều mua và 24.950 đồng/USD ở chiều bán, thấp hơn khoảng 50 đồng so với trước đó. Tỷ giá USD từng vượt đỉnh 26.000 đồng cách đây 3 tháng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/9, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với trước đó song đã tăng 1,5 triệu đồng mỗi chiều so với cuối tuần trước. Chênh lệch 2 chiều mua - bán vẫn là 2 triệu đồng.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), cũng giữ nguyên giá so với trước đó. So với đầu năm, mỗi lượng nhẫn trơn đắt hơn 16,25 triệu đồng, tương đương 26%.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết tại 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), vàng nhẫn tại đây được niêm yết ở 77,98-79,81 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.596 USD/ounce lúc mở cửa phiên, tăng 30 USD so với trước đó. Nguyên nhân là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới đây quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ sau 4 năm, thông qua việc giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (0,5%), về 4,75-5%.
Cơ quan này nhấn mạnh "luôn sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu có rủi ro phát sinh". Quan chức Fed dự báo lãi suất tham chiếu giảm thêm 0,5% cuối năm nay và 1% vào năm sau. Sang 2026, họ sẽ hạ tiếp 0,5% để đưa lãi suất về 2,75-3%.
Sản phẩm vàng được doanh nghiệp bày bán (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Tuy nhiên, vàng nhanh chóng giảm nhanh, hiện về mức 2.556 USD/ounce, chỉ còn đi ngang so với hôm qua. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 5,4 triệu đồng/lượng.
Hiện tại, giới đầu tư chờ đợi bình luận từ Chủ tịch Jerome Powell để biết thêm thông tin về lộ trình chính sách. Theo Giám đốc chiến lược đầu tư Robert Minter của Abrdn cho rằng, trong chu kỳ nới lỏng mới này, việc vàng vượt mốc 3.000 USD/ounce chỉ là vấn đề thời gian.
Minter giải thích, từ trước đến nay, các chu kỳ cắt giảm lãi suất thường thúc đẩy nhu cầu cao hơn của các nhà đầu tư vào vàng và người mua quỹ hoán đổi danh mục. Tuy nhiên, lần này, nhu cầu của ngân hàng trung ương, cũng như nhu cầu vàng vật chất từ Trung Quốc và Ấn Độ, 2 thị trường vàng bán lẻ lớn nhất thế giới là rất cao.
USD suy yếu
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 100,87 điểm, tiếp tục giảm 0,02 so với trước đó và hiện ở vùng giá thấp nhất 13 tháng qua.
Đồng USD vốn có mức độ nhạy cảm lớn với các kỳ vọng lãi suất cũng như những dự báo về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Sau quyết định của Fed, hầu hết chuyên gia đều cho rằng đồng USD sẽ tiếp tục suy giảm, trái ngược với vàng.
Trong nước, Ngân hàng Nhà nước kết phiên 18/9 công bố tỷ giá trung tâm tại 24.151 đồng/USD, tăng 10 đồng. Trước đó, nhà điều hành cũng đã tăng tỷ giá trung tâm thêm 4 đồng trong phiên giao dịch ngày 17/9.
Với biên độ 5%, tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch từ 22.943 đồng đến 25.359 đồng/USD.
Tỷ giá bán ngày 18/9 cũng được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tăng 10 đồng, lên niêm yết ở mức 25.308 đồng/USD, cao hơn tỷ giá trần khoảng 50 đồng. Trong khi đó, giá mua USD của Ngân hàng Nhà nước được giữ nguyên ở mức 23.400 đồng/USD.
Ngân hàng quy mô lớn giao dịch ngoại tệ lớn niêm yết tỷ giá ở mức 24.470-24.840 đồng/USD, tăng 120 đồng ở cả 2 chiều giao dịch. Ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng cho phép giao dịch USD tại 24.470-24.830 đồng, tăng 100 đồng mỗi chiều.
Trên thị trường tự do, tỷ giá USD lùi về dưới 25.000 đồng/USD. Theo đó, giá USD tự do được các điểm thu mua ngoại tệ giao dịch tại 24.850 đồng/USD ở chiều mua và 24.950 đồng/USD ở chiều bán, thấp hơn khoảng 50 đồng so với trước đó. Tỷ giá USD từng vượt đỉnh 26.000 đồng cách đây 3 tháng.
Tin liên quan
- Tối 25-11, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chưa ngừng đà rớt mạnh
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới giảm không phanh, vàng SJC và nhẫn lao dốc
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới tăng phi mã, vàng SJC và nhẫn nóng theo
- Giá vàng miếng tăng 5 triệu đồng/lượng sau một tuần
- Giá vàng tăng mạnh trở lại: Xu hướng tiếp theo thế nào, có còn cơ hội đầu tư?