Giá vàng nhẫn tăng sốc, lần đầu vượt 80 triệu đồng
Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 16/9 đến 21/9, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp niêm yết tại 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán). Tuần qua, có thời điểm giá vàng miếng SJC được điều chỉnh giảm 200.000 đồng mỗi chiều, xuống 79,8-81,8 triệu đồng/lượng (mua - bán) song lại bật tăng.
Giá vàng nhẫn trơn tuần qua tục đi lên, thiết lập mức kỷ lục mới. Phiên 20/9, giá vàng nhẫn tăng tới 800.000 đồng mỗi chiều và lần đầu tiên vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng chiều bán.
Tuần qua, mức cao nhất vàng nhẫn được Công ty SJC niêm yết ghi nhận là 78,9-80,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Tuy nhiên, tại nhiều thương hiệu tư nhân, giá vàng nhẫn được đẩy lên 80,55 triệu đồng/lượng chiều bán. Loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 80,3 triệu đồng/lượng, cũng là mức kỷ lục của mặt hàng này.
So với đầu năm, mỗi lượng vàng nhẫn cao hơn khoảng 17 triệu đồng một lượng, tương đương mức tăng 27%. Mức sinh lời của vàng nhẫn trơn năm nay vượt trội so với vàng miếng SJC (8%), sau khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp chính sách vào mặt hàng độc quyền vàng miếng.
Giá vàng trong nước đi lên theo đà tăng mạnh của kim loại quý trên thị trường quốc tế. Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt gần 2.621 USD/ounce để chốt tuần. Quy đổi theo tỷ giá chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới cao hơn 2-2,5 triệu đồng so với giá vàng nhẫn trong nước.
Vàng nhẫn trơn vượt 80 triệu/lượng (Ảnh: Mạnh Quân).
Vàng thế giới liên tiếp lập kỷ lục tuần qua sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 18/9 giảm lãi suất tham chiếu thêm 50 điểm cơ bản (0,5%). Lãi suất thấp có lợi cho vàng, do công cụ này vốn không trả lãi cố định.
Từ đầu năm, giá kim loại quý quốc tế đã tăng 27%. Đây là mức tăng năm mạnh nhất kể từ năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do nhà đầu tư đặt cược Mỹ tiếp tục giảm lãi suất; tìm nơi trú ẩn trước xung đột tại Trung Đông và nhiều khu vực khác. Việc USD yếu đi thời gian qua cũng hỗ trợ giá vàng, do nó giúp kim loại quý rẻ hơn với người mua bằng các tiền tệ khác.
Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Mỹ, nhận định vàng đang trong thị trường tăng giá không thể lay chuyển. Ngân hàng này dự báo cuối năm kim loại quý có thể lên 2.700 USD/ounce. Các ngân hàng hàng đầu thế giới cũng đều chung dự báo lạc quan về kim loại quý trong năm 2024 và 2025.
"Rủi ro địa chính trị, như xung đột tại Gaza, Ukraine và nhiều nơi khác, sẽ đảm bảo cho đà tăng của kim loại quý", Fawad Razaqzada, nhà phân tích tại Forex.com, dự báo.
Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng dự báo lạc quan về vàng. Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai nước Đức, cho rằng đà tăng của vàng sẽ không duy trì mãi. Ngân hàng này cho rằng Fed sẽ chỉ cắt giảm 25 điểm cơ bản (0,25%) trong 2 phiên họp sắp tới.
Giá vàng nhẫn trơn tuần qua tục đi lên, thiết lập mức kỷ lục mới. Phiên 20/9, giá vàng nhẫn tăng tới 800.000 đồng mỗi chiều và lần đầu tiên vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng chiều bán.
Tuần qua, mức cao nhất vàng nhẫn được Công ty SJC niêm yết ghi nhận là 78,9-80,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Tuy nhiên, tại nhiều thương hiệu tư nhân, giá vàng nhẫn được đẩy lên 80,55 triệu đồng/lượng chiều bán. Loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 80,3 triệu đồng/lượng, cũng là mức kỷ lục của mặt hàng này.
So với đầu năm, mỗi lượng vàng nhẫn cao hơn khoảng 17 triệu đồng một lượng, tương đương mức tăng 27%. Mức sinh lời của vàng nhẫn trơn năm nay vượt trội so với vàng miếng SJC (8%), sau khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp chính sách vào mặt hàng độc quyền vàng miếng.
Giá vàng trong nước đi lên theo đà tăng mạnh của kim loại quý trên thị trường quốc tế. Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt gần 2.621 USD/ounce để chốt tuần. Quy đổi theo tỷ giá chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới cao hơn 2-2,5 triệu đồng so với giá vàng nhẫn trong nước.
Vàng nhẫn trơn vượt 80 triệu/lượng (Ảnh: Mạnh Quân).
Vàng thế giới liên tiếp lập kỷ lục tuần qua sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 18/9 giảm lãi suất tham chiếu thêm 50 điểm cơ bản (0,5%). Lãi suất thấp có lợi cho vàng, do công cụ này vốn không trả lãi cố định.
Từ đầu năm, giá kim loại quý quốc tế đã tăng 27%. Đây là mức tăng năm mạnh nhất kể từ năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do nhà đầu tư đặt cược Mỹ tiếp tục giảm lãi suất; tìm nơi trú ẩn trước xung đột tại Trung Đông và nhiều khu vực khác. Việc USD yếu đi thời gian qua cũng hỗ trợ giá vàng, do nó giúp kim loại quý rẻ hơn với người mua bằng các tiền tệ khác.
Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Mỹ, nhận định vàng đang trong thị trường tăng giá không thể lay chuyển. Ngân hàng này dự báo cuối năm kim loại quý có thể lên 2.700 USD/ounce. Các ngân hàng hàng đầu thế giới cũng đều chung dự báo lạc quan về kim loại quý trong năm 2024 và 2025.
"Rủi ro địa chính trị, như xung đột tại Gaza, Ukraine và nhiều nơi khác, sẽ đảm bảo cho đà tăng của kim loại quý", Fawad Razaqzada, nhà phân tích tại Forex.com, dự báo.
Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng dự báo lạc quan về vàng. Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai nước Đức, cho rằng đà tăng của vàng sẽ không duy trì mãi. Ngân hàng này cho rằng Fed sẽ chỉ cắt giảm 25 điểm cơ bản (0,25%) trong 2 phiên họp sắp tới.
Tin liên quan