Giá vàng nhẫn tăng cao, vì sao không nên mua vào?
Sáng nay (30/9), giá vàng nhẫn vẫn trên đỉnh cao trên mốc 83 triệu đồng/lượng. Chuyên gia khuyên, người dân không nên mua vàng nhẫn thời điểm này bởi mua vào chờ giá tăng tiếp, vô hình trung tạo giá ảo và rủi ro.
Giá vàng nhẫn tròn được Tập đoàn Doji niêm yết 82,75 - 83,45 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng nhẫn tròn 81,5 - 83 triệu đồng/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết 82,54 - 83,44 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn liên tục tăng trong 2 tuần nay theo đà tăng của giá vàng thế giới. Theo đó, vàng nhẫn liên tục lập kỷ lục.
Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp vàng niêm yết 81,5 - 83,5 triệu đồng/lượng.
Các ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) niêm yết giá vàng miếng SJC bán ra 83,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng đứng im sau khi điều chỉnh tăng mạnh ngày 24/9. Đây cũng là mức giá cao nhất trong 4 tháng qua nhưng chưa tái lập đỉnh trên mốc 92 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 5 vừa qua.
Cùng thời điểm, giá vàng thế giới ở mức 2.658 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành, giá vàng thế giới gần 78 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế phí.
Chuyên gia vàng Trần Duy Phương cho rằng, biến động của giá vàng nhẫn lâu nay thường phụ thuộc vào vào giá vàng thế giới. Giá vàng miếng SJC hiện được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát về giá, cũng như ấn định về giá hằng ngày. Giá vàng miếng SJC lên 83,5 triệu đồng/lượng nhưng không dễ mua, phải đăng ký qua ngân hàng thương mại và công ty SJC; vàng nhẫn cũng khan hiếm.
Theo ông Phương, giá vàng thế giới năm nay đã tăng 30%, có thể là gần đạt đỉnh và sẽ có một đợt điều chỉnh giảm trước khi tăng tiếp.
Khi giá vàng thế giới điều chỉnh giảm thì giá vàng trong nước cũng sẽ giảm theo. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện khoảng 4-5 triệu đồng/lượng nên áp lực giảm theo khi vàng thế giới lao dốc là hợp lý. Chưa kể, giá vàng nhẫn tăng nóng khi nhà đầu tư sốt ruột muốn mua vào chờ giá tăng tiếp, vô hình trung tạo giá ảo và rủi ro.
“Người dân không nên mua vàng nếu không thật sự cần thiết. Những người đã mua vàng trước đây mà đã có lời cũng nên cân nhắc bán khi đã đạt lợi nhuận mong muốn. Mua vàng trong nước lúc này rất dễ "đu đỉnh" nếu giá thế giới đảo chiều lao dốc trong ngắn hạn”, ông Phương nói.
Trả lời cử tri nhiều tỉnh về giá vàng tăng cao, Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian qua, giá vàng thế giới liên tục tăng cao khiến giá vàng trong nước tăng theo.
Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp cùng các bộ, ngành và các địa phương triển khai một loạt giải pháp để xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng cao, ổn định thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong đó, giải pháp về thị trường là tổ chức đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường.
Sau các giải pháp quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước, hiện chênh lệch giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn với thế giới còn khoảng 4-5 triệu đồng/lượng.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp theo chỉ đạo của các cấp thẩm quyền.
Cơ quan này cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan quyết liệt triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Cơ quan quản lý cũng thông tin sẽ tổ chức tổng kết, đề xuất sớm sửa đổi Nghị định 24, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trên thị trường tiền tệ, ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.118 đồng/USD. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá USD quanh mức 24.430 - 24.770 đồng/USD.
Giá vàng miếng SJC tăng 3,52 triệu đồng/lượng so với ngày đầu ngân hàng big4 bán vàng miếng trực tiếp cho người dân. Tuy nhiên, so với mức đỉnh 92,4...
Giá vàng nhẫn tròn được Tập đoàn Doji niêm yết 82,75 - 83,45 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng nhẫn tròn 81,5 - 83 triệu đồng/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết 82,54 - 83,44 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn liên tục tăng trong 2 tuần nay theo đà tăng của giá vàng thế giới. Theo đó, vàng nhẫn liên tục lập kỷ lục.
Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp vàng niêm yết 81,5 - 83,5 triệu đồng/lượng.
Các ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) niêm yết giá vàng miếng SJC bán ra 83,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng đứng im sau khi điều chỉnh tăng mạnh ngày 24/9. Đây cũng là mức giá cao nhất trong 4 tháng qua nhưng chưa tái lập đỉnh trên mốc 92 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 5 vừa qua.
Cùng thời điểm, giá vàng thế giới ở mức 2.658 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành, giá vàng thế giới gần 78 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế phí.
Chuyên gia vàng Trần Duy Phương cho rằng, biến động của giá vàng nhẫn lâu nay thường phụ thuộc vào vào giá vàng thế giới. Giá vàng miếng SJC hiện được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát về giá, cũng như ấn định về giá hằng ngày. Giá vàng miếng SJC lên 83,5 triệu đồng/lượng nhưng không dễ mua, phải đăng ký qua ngân hàng thương mại và công ty SJC; vàng nhẫn cũng khan hiếm.
Theo ông Phương, giá vàng thế giới năm nay đã tăng 30%, có thể là gần đạt đỉnh và sẽ có một đợt điều chỉnh giảm trước khi tăng tiếp.
Khi giá vàng thế giới điều chỉnh giảm thì giá vàng trong nước cũng sẽ giảm theo. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện khoảng 4-5 triệu đồng/lượng nên áp lực giảm theo khi vàng thế giới lao dốc là hợp lý. Chưa kể, giá vàng nhẫn tăng nóng khi nhà đầu tư sốt ruột muốn mua vào chờ giá tăng tiếp, vô hình trung tạo giá ảo và rủi ro.
“Người dân không nên mua vàng nếu không thật sự cần thiết. Những người đã mua vàng trước đây mà đã có lời cũng nên cân nhắc bán khi đã đạt lợi nhuận mong muốn. Mua vàng trong nước lúc này rất dễ "đu đỉnh" nếu giá thế giới đảo chiều lao dốc trong ngắn hạn”, ông Phương nói.
Trả lời cử tri nhiều tỉnh về giá vàng tăng cao, Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian qua, giá vàng thế giới liên tục tăng cao khiến giá vàng trong nước tăng theo.
Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp cùng các bộ, ngành và các địa phương triển khai một loạt giải pháp để xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng cao, ổn định thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong đó, giải pháp về thị trường là tổ chức đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường.
Sau các giải pháp quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước, hiện chênh lệch giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn với thế giới còn khoảng 4-5 triệu đồng/lượng.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp theo chỉ đạo của các cấp thẩm quyền.
Cơ quan này cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan quyết liệt triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Cơ quan quản lý cũng thông tin sẽ tổ chức tổng kết, đề xuất sớm sửa đổi Nghị định 24, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trên thị trường tiền tệ, ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.118 đồng/USD. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá USD quanh mức 24.430 - 24.770 đồng/USD.
Giá vàng miếng SJC tăng 3,52 triệu đồng/lượng so với ngày đầu ngân hàng big4 bán vàng miếng trực tiếp cho người dân. Tuy nhiên, so với mức đỉnh 92,4...
Tin liên quan
- Tối 25-11, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chưa ngừng đà rớt mạnh
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới giảm không phanh, vàng SJC và nhẫn lao dốc
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới tăng phi mã, vàng SJC và nhẫn nóng theo
- Giá vàng miếng tăng 5 triệu đồng/lượng sau một tuần
- Giá vàng tăng mạnh trở lại: Xu hướng tiếp theo thế nào, có còn cơ hội đầu tư?