Giá vàng miếng SJC yên lặng 6 phiên, vàng thế giới tăng vọt
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/9, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78,5-80,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi so với cuối tuần trước và đi ngang 6 phiên liên tiếp.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 77,25-78,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán ra.
Trên thế giới, giá vàng đạt 2.517 USD/ounce, tăng 11 USD so với rạng sáng qua, nhanh chóng lấy lại ngưỡng kháng cự sau khi mất mốc này hồi cuối tuần trước. Với mức giá đó, vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới khoảng 5,2 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn khoảng 3,2 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế thực tế vẫn ở mức khá cao do giá USD trong ngân hàng giảm mạnh thời gian gần đây, dẫn đến mức giá quy đổi sụt giảm. Thêm vào đó, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở vùng giá cao, ít biến động trong nhiều phiên liên tiếp.
Vàng thế giới duy trì trên vùng giá 2.500 USD/ounce khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố để tìm thêm manh mối về mức độ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới.
Chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, ông Daniel Ghali cho rằng, giá vàng đang giao dịch trong phạm vi cực kỳ hẹp khi chờ đợi các động lực tiếp theo, trong đó có chỉ số giá tiêu dùng.
Vàng nhẫn liên tục được điều chỉnh giá, duy trì ở vùng giá cao kỷ lục (Ảnh: Thành Đông).
Kết quả cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, giới chuyên gia dự báo CPI tháng 8 sẽ tăng 0,2%, không đổi so với tháng trước.
Theo chuyên gia phân tích thị trường của Exinity Group, Han Tan nhận định giá vàng giao ngay vẫn được hỗ trợ trên mức tâm lý 2.500 USD/ounce và bất kỳ đợt giảm giá nào sau dữ liệu CPI cũng sẽ thu hút người mua.
Theo công cụ FedWatch CME, thị trường đang chắc chắn 100% khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 9. Công cụ này cho thấy khả năng 73% về việc cắt giảm 25 điểm cơ bản và khả năng 27% về việc cắt giảm 50 điểm cơ bản.
USD ngân hàng, tự do đồng loạt tăng
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,6 điểm, tăng 0,11% so với phiên liền trước và giảm 0,89% trong một tháng qua.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.194 đồng, tăng 17 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 22.984-25.403 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.460-24.830 đồng, tăng 50 đồng mỗi chiều. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.500-24.830 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.170-25.270 đồng/USD (mua - bán), tăng 90 đồng ở chiều mua và tăng 110 đồng ở chiều bán ra.
Vàng nhẫn được giao dịch tại 77,25-78,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán ra.
Trên thế giới, giá vàng đạt 2.517 USD/ounce, tăng 11 USD so với rạng sáng qua, nhanh chóng lấy lại ngưỡng kháng cự sau khi mất mốc này hồi cuối tuần trước. Với mức giá đó, vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới khoảng 5,2 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn khoảng 3,2 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế thực tế vẫn ở mức khá cao do giá USD trong ngân hàng giảm mạnh thời gian gần đây, dẫn đến mức giá quy đổi sụt giảm. Thêm vào đó, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở vùng giá cao, ít biến động trong nhiều phiên liên tiếp.
Vàng thế giới duy trì trên vùng giá 2.500 USD/ounce khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố để tìm thêm manh mối về mức độ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới.
Chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, ông Daniel Ghali cho rằng, giá vàng đang giao dịch trong phạm vi cực kỳ hẹp khi chờ đợi các động lực tiếp theo, trong đó có chỉ số giá tiêu dùng.
Vàng nhẫn liên tục được điều chỉnh giá, duy trì ở vùng giá cao kỷ lục (Ảnh: Thành Đông).
Kết quả cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, giới chuyên gia dự báo CPI tháng 8 sẽ tăng 0,2%, không đổi so với tháng trước.
Theo chuyên gia phân tích thị trường của Exinity Group, Han Tan nhận định giá vàng giao ngay vẫn được hỗ trợ trên mức tâm lý 2.500 USD/ounce và bất kỳ đợt giảm giá nào sau dữ liệu CPI cũng sẽ thu hút người mua.
Theo công cụ FedWatch CME, thị trường đang chắc chắn 100% khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 9. Công cụ này cho thấy khả năng 73% về việc cắt giảm 25 điểm cơ bản và khả năng 27% về việc cắt giảm 50 điểm cơ bản.
USD ngân hàng, tự do đồng loạt tăng
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,6 điểm, tăng 0,11% so với phiên liền trước và giảm 0,89% trong một tháng qua.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.194 đồng, tăng 17 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 22.984-25.403 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.460-24.830 đồng, tăng 50 đồng mỗi chiều. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.500-24.830 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.170-25.270 đồng/USD (mua - bán), tăng 90 đồng ở chiều mua và tăng 110 đồng ở chiều bán ra.
Tin liên quan
- Giá vàng hôm nay 14/10/2024: Vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt, lập kỷ lục mới
- Giá vàng miếng bật tăng lên 85 triệu đồng/lượng
- Giá vàng hôm nay 15/10/2024: Thế giới giảm, vàng nhẫn đắt kỷ lục gần 84 triệu
- Vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng mỗi lượng
- Giá vàng hôm nay 14/10/2024 đi ngược thế giới, vàng miếng tăng vút lên 85 triệu