Giá vàng miếng SJC vọt lên 81 triệu đồng
Vàng miếng lên 81 triệu đồng
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 79-81 triệu đồng/lượng (mua - bán). Phiên hôm qua, vàng miếng được điều chỉnh tăng 1 triệu đồng ở cả chiều mua và bán. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Ngưỡng 81 triệu đồng cũng là mức bán ra trên thị trường cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng "bình ổn" từ đầu tháng 6, thông qua bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC, thay vì đấu thầu.
Theo quy định, 4 nhà băng quốc doanh và Công ty SJC được phép bán chênh tối đa 1 triệu đồng so với giá họ mua từ Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mức bán ra từ cơ quan quản lý cho các đơn vị kinh doanh khoảng 80 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn được niêm yết tại 77,05-78,35 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 150.000 đồng cả 2 chiều trong phiên hôm qua.
Đà tăng của vàng miếng diễn ra khi kim loại quý trên thị trường quốc tế đi ngang ở vùng đỉnh, trên 2.500 USD. Cụ thể, giá vàng hôm nay đạt 2.509 USD/ounce, tăng 5 USD. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng thế giới khoảng 76 triệu đồng. Như vậy, giá vàng nhẫn trong nước hiện cao hơn 2 triệu đồng so với thế giới, còn vàng miếng là gần 5 triệu đồng.
Giá vàng duy trì đà tăng sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu kinh tế thấp hơn dự báo. Số nhà xây mới tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế học. Trước đó, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát cũng ủng hộ khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất vào tháng sau.
Giá vàng miếng SJC lên 81 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng "bình ổn" thị trường (Ảnh: Thành Đông).
Thị trường vàng hưởng lợi trong môi trường lãi suất thấp, do kim loại quý không trả lãi cố định. Nhu cầu trú ẩn gần đây cũng tăng cao, trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông leo thang và chiến sự Nga - Ukraine tiếp diễn.
Theo công cụ FedWatch CME, các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới và đang định giá đầy đủ mức cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9, với 28,5% khả năng lãi suất sẽ giảm 50 điểm cơ bản.
Giá USD trong ngân hàng giảm
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - chỉ số đo lường sức mạnh của USD so với rổ tiền tệ khác - giảm về dưới ngưỡng 102 điểm. Chỉ số này đã thấp hơn gần 2% trong 2 tuần gần đây.
Đồng bạc xanh trong nước hạ giá cùng chiều với thế giới. Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.251 đồng, giảm 10 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.038-25.464 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.770-25.140 đồng, giảm 20 đồng trong phiên hôm qua và giảm 90 đồng so với đầu tuần. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.770-25.135 đồng, giảm 50 đồng ở chiều mua và 15 đồng ở chiều bán ra.
So với mức đỉnh xác lập cuối tháng 6, tỷ giá trên thị trường ngân hàng hiện thấp hơn 1,6%, khoảng 390-400 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.250-25.400 đồng/USD (mua - bán), giảm 60 đồng ở chiều mua và tăng 10 đồng ở chiều bán ra.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/8, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 79-81 triệu đồng/lượng (mua - bán). Phiên hôm qua, vàng miếng được điều chỉnh tăng 1 triệu đồng ở cả chiều mua và bán. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Ngưỡng 81 triệu đồng cũng là mức bán ra trên thị trường cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng "bình ổn" từ đầu tháng 6, thông qua bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC, thay vì đấu thầu.
Theo quy định, 4 nhà băng quốc doanh và Công ty SJC được phép bán chênh tối đa 1 triệu đồng so với giá họ mua từ Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mức bán ra từ cơ quan quản lý cho các đơn vị kinh doanh khoảng 80 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn được niêm yết tại 77,05-78,35 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 150.000 đồng cả 2 chiều trong phiên hôm qua.
Đà tăng của vàng miếng diễn ra khi kim loại quý trên thị trường quốc tế đi ngang ở vùng đỉnh, trên 2.500 USD. Cụ thể, giá vàng hôm nay đạt 2.509 USD/ounce, tăng 5 USD. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng thế giới khoảng 76 triệu đồng. Như vậy, giá vàng nhẫn trong nước hiện cao hơn 2 triệu đồng so với thế giới, còn vàng miếng là gần 5 triệu đồng.
Giá vàng duy trì đà tăng sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu kinh tế thấp hơn dự báo. Số nhà xây mới tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế học. Trước đó, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát cũng ủng hộ khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất vào tháng sau.
Giá vàng miếng SJC lên 81 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng "bình ổn" thị trường (Ảnh: Thành Đông).
Thị trường vàng hưởng lợi trong môi trường lãi suất thấp, do kim loại quý không trả lãi cố định. Nhu cầu trú ẩn gần đây cũng tăng cao, trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông leo thang và chiến sự Nga - Ukraine tiếp diễn.
Theo công cụ FedWatch CME, các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới và đang định giá đầy đủ mức cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9, với 28,5% khả năng lãi suất sẽ giảm 50 điểm cơ bản.
Giá USD trong ngân hàng giảm
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - chỉ số đo lường sức mạnh của USD so với rổ tiền tệ khác - giảm về dưới ngưỡng 102 điểm. Chỉ số này đã thấp hơn gần 2% trong 2 tuần gần đây.
Đồng bạc xanh trong nước hạ giá cùng chiều với thế giới. Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.251 đồng, giảm 10 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.038-25.464 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.770-25.140 đồng, giảm 20 đồng trong phiên hôm qua và giảm 90 đồng so với đầu tuần. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.770-25.135 đồng, giảm 50 đồng ở chiều mua và 15 đồng ở chiều bán ra.
So với mức đỉnh xác lập cuối tháng 6, tỷ giá trên thị trường ngân hàng hiện thấp hơn 1,6%, khoảng 390-400 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.250-25.400 đồng/USD (mua - bán), giảm 60 đồng ở chiều mua và tăng 10 đồng ở chiều bán ra.
Tin liên quan