Giá vàng miếng SJC tăng vọt 1,5 triệu đồng/lượng
Kết phiên giao dịch ngày 17/9, các doanh nghiệp lớn điều chỉnh giá niêm yết giá vàng miếng SJC lên 80-82 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1,5 triệu đồng mỗi chiều, sau 12 phiên liên tiếp không thay đổi về giá. Chênh lệch 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng.
Trong khi đó, vàng nhẫn được giao dịch tại 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên giá so với trước đó, cũng là vùng đỉnh lịch sử của vàng nhẫn tròn trơn. Nếu so với đầu năm, mỗi lượng nhẫn trơn đắt hơn 16,25 triệu đồng, tương đương 26%.
Vàng nhẫn loại 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 79,3 triệu đồng/lượng, cũng là mức kỷ lục của mặt hàng này.
Trên thế giới, giá vàng đang đạt 2.574 USD/ounce, giảm gần 10 USD so với kết phiên trước đó. Trong phiên cũ, có thời điểm giá vàng đạt tới 2.587 USD. Với mức giá này, vàng miếng SJC cao hơn giá thế giới khoảng 5,2 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn khoảng 2,4 triệu đồng/lượng.
Chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ, giá vàng thế giới giảm 0,5% sau khi chinh phục mức cao nhất mọi thời đại tại mốc 2.589,5 USD/ounce vào đầu tuần. Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc xoay trục chính sách như kỳ vọng hay không.
Sau một loạt các dữ liệu lạc quan, thị trường tài chính đang dự báo khả năng Fed sẽ mạnh tay hơn trong lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của mình kể từ năm 2020. Theo công cụ FedWatch CME, thị trường đã chắc chắn với khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ với 63% dự báo mức cắt giảm sẽ là 50 điểm cơ bản.
Vàng miếng SJC tăng 1,5 triệu đồng mỗi lượng so với đầu tuần (Ảnh: Mạnh Quân).
Chiến lược gia hàng hóa Bart Melek của TD Securities nhận xét, sở dĩ vàng giảm trong ngày là do một số người vẫn lo ngại rằng Fed có thể sẽ chỉ giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp diễn ra ngày hôm nay 18/9 (theo giờ Mỹ).
Ngoài quyết định về lãi suất của Fed, một số diễn biến khác trong tuần sau cũng có thể tác động đến kim loại quý, gồm các công bố về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh và Ngân hàng Nhật Bản vào 19/9.
Giá USD tự do tiếp tục giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 100,91 điểm, tăng nhẹ 0,01% so với phiên liền trước.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.141 đồng, tăng 4 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua - bán USD trong vùng giá từ 22.934-25.347 đồng.
Ngân hàng lớn mua - bán USD tại 24.350-24.740 đồng, giữ nguyên chiều bán và tăng 20 đồng chiều mua. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.370-24.730 đồng, giảm 20 đồng chiều mua và giữ nguyên chiều bán.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 24.900-25.000 đồng/USD (mua - bán), giảm 30 đồng mỗi chiều so với hôm qua.
Trong khi đó, vàng nhẫn được giao dịch tại 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên giá so với trước đó, cũng là vùng đỉnh lịch sử của vàng nhẫn tròn trơn. Nếu so với đầu năm, mỗi lượng nhẫn trơn đắt hơn 16,25 triệu đồng, tương đương 26%.
Vàng nhẫn loại 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 79,3 triệu đồng/lượng, cũng là mức kỷ lục của mặt hàng này.
Trên thế giới, giá vàng đang đạt 2.574 USD/ounce, giảm gần 10 USD so với kết phiên trước đó. Trong phiên cũ, có thời điểm giá vàng đạt tới 2.587 USD. Với mức giá này, vàng miếng SJC cao hơn giá thế giới khoảng 5,2 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn khoảng 2,4 triệu đồng/lượng.
Chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ, giá vàng thế giới giảm 0,5% sau khi chinh phục mức cao nhất mọi thời đại tại mốc 2.589,5 USD/ounce vào đầu tuần. Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc xoay trục chính sách như kỳ vọng hay không.
Sau một loạt các dữ liệu lạc quan, thị trường tài chính đang dự báo khả năng Fed sẽ mạnh tay hơn trong lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của mình kể từ năm 2020. Theo công cụ FedWatch CME, thị trường đã chắc chắn với khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ với 63% dự báo mức cắt giảm sẽ là 50 điểm cơ bản.
Vàng miếng SJC tăng 1,5 triệu đồng mỗi lượng so với đầu tuần (Ảnh: Mạnh Quân).
Chiến lược gia hàng hóa Bart Melek của TD Securities nhận xét, sở dĩ vàng giảm trong ngày là do một số người vẫn lo ngại rằng Fed có thể sẽ chỉ giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp diễn ra ngày hôm nay 18/9 (theo giờ Mỹ).
Ngoài quyết định về lãi suất của Fed, một số diễn biến khác trong tuần sau cũng có thể tác động đến kim loại quý, gồm các công bố về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh và Ngân hàng Nhật Bản vào 19/9.
Giá USD tự do tiếp tục giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 100,91 điểm, tăng nhẹ 0,01% so với phiên liền trước.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.141 đồng, tăng 4 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua - bán USD trong vùng giá từ 22.934-25.347 đồng.
Ngân hàng lớn mua - bán USD tại 24.350-24.740 đồng, giữ nguyên chiều bán và tăng 20 đồng chiều mua. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.370-24.730 đồng, giảm 20 đồng chiều mua và giữ nguyên chiều bán.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 24.900-25.000 đồng/USD (mua - bán), giảm 30 đồng mỗi chiều so với hôm qua.
Tin liên quan