Giá vàng liên tục "phá đỉnh", vợ chồng trẻ tích cả hũ để... nghỉ hưu
Chuẩn bị xong đồ đạc cho lễ cưới, chị Đ.H.T. (sống ở Hòa Bình) ra tiệm kim hoàn mua 2 chỉ vàng bổ sung vào số tài sản tích lũy. Đây là thói quen đã được cô gái này duy trì suốt 6 năm qua.
Lúc chị T. đến cửa hàng, giá vàng nhẫn trơn cán mốc 8,9 triệu đồng/chỉ. Trao xấp tiền toàn tờ 500.000 đồng cho nhân viên tiệm vàng, cô gái ký vào tờ giấy mua bán rồi nhận lại 2 chỉ còn nguyên vỏ nhựa.
Sau khi cất vàng vào túi xách, chị T. trở về nhà. Tối hôm đó, khối tài sản tích lũy 6 năm qua có thêm một chiếc nhẫn.
"Đó là số vàng mà tôi tích lũy để làm quỹ nghỉ hưu", chị T. chia sẻ với Dân trí.
Mua vàng để có tài sản nghỉ hưu
Chị T., sinh năm 1997 trong một gia đình kinh doanh nhỏ. Nhìn thấy bố mẹ tích lũy vàng từ những đồng tiền nhỏ nhất, chị T. đã học được cách tiết kiệm từ rất sớm.
Lúc còn bé, mỗi dịp Tết, chị T. trích ra một phần tiền lì xì để dành dụm, mua đồ chơi và dụng cụ học tập. Năm 2015, khi vừa bước chân vào trường cao đẳng, cô gái quê Hòa Bình cố gắng dè sẻn hết mức, dành dụm mỗi tháng 500.000 đồng từ tiền bố mẹ chu cấp.
"Khi tôi mới lên Hà Nội học, bố mẹ khuyên phải có một khoản phòng thân. Tôi tính sẽ tích lũy vàng giống bố mẹ, mãi đến khi ra trường mới thực hiện được", chị T. cho hay.
Biến cố ập xuống với gia đình hồi năm 2016, chị gái của T. không may mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Nếu không có vàng của bố mẹ bán đi, khó có thể đủ kinh phí để chữa trị, bồi bổ, thuốc thang. Mỗi lần đến viện, nhìn nhiều người rơi vào cảnh khó khăn do bệnh tật, chị T. thấu hiểu hơn ai hết giá trị của tài sản tiết kiệm.
Số vàng chị T. đã mua khoảng một năm trở lại đây (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Năm 2018, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, chị T. trở thành nhân viên của một cửa hàng bán đồ công nghệ. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 8 triệu đồng, trong đó có 6 triệu đồng là lương cứng.
Chị T. chia nhỏ các phần chi tiêu để tiện quản lý. Trong đó, 1,2 triệu đồng dành cho cho tiền thuê nhà và điện nước tại khu vực Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Khoản chi cho ăn uống là 3 triệu đồng, 2 triệu đồng là chi phí xăng xe và gặp gỡ bạn bè hoặc mua sắm, 1 triệu đồng để dự phòng ốm đau. Số tiền ít ỏi còn lại được T. dành dụm mua vàng.
Đầu năm 2018, giá vàng nhẫn ở mức 4 triệu đồng/chỉ. Sau 4 tháng miệt mài tiết kiệm từ khi bắt đầu đi làm, chị T. đủ tiền để mua chiếc nhẫn 5 phân với giá 2 triệu đồng.
Đó là bước khởi đầu, tiếp thêm động lực cho cô gái này giữ thói quen tích lũy vàng.
Những năm tiếp theo, mỗi khi có tiền để dành, chị T. lại mua 3 phân, 5 phân, 1 chỉ. Sau một năm, cô gái này gom toàn bộ số vàng đổi thành một chiếc nhẫn 4-5 chỉ.
Nhờ năng lực làm việc tốt, T. được tăng lương và khoản hoa hồng bán hàng ngày càng cao hơn. Sau 2 năm, thu nhập hàng tháng của cô gái này lên 12 triệu đồng/tháng. Khoản tiền dư dả tăng lên, chị T. có cơ hội mua vàng nhiều hơn.
"Tôi không đặt chỉ tiêu phải mua hàng tháng, có thể 2-3 tháng mới mua vài chỉ, tùy theo khoản tiền nhàn rỗi mà mình có.
Nhiều người có suy nghĩ phải tích lũy được hàng trăm triệu đồng mới mua vàng, đó là sai lầm. Trên thị trường, có nhiều mặt hàng vàng 1 phân, 2 phân, 5 phân... Vì sao phải đợi đủ 1 chỉ mà không mua 2 nhẫn 5 phân rồi đổi thành 1 chỉ. Nếu bản thân mang tâm lý chờ đợi, không biết đến bao giờ mới có tài sản tích lũy", chị T. khuyên.
Khoảng 3 năm trở lại đây, tổng thu nhập hàng tháng của chị T. trên 20 triệu đồng/tháng nên tần suất mua vàng thường xuyên hơn - 2 tháng một lần.
Với mức thu nhập hơn 20 triệu đồng, chị T. chi 2 triệu đồng cho tiền thuê trọ, 4 triệu tiền ăn, 2,5 triệu đồng cho các khoản tụ tập và mua sắm đồ đạc, 3 triệu đồng tiêu lặt vặt, 3 triệu đồng để gửi tiết kiệm và 4 triệu đồng dành dụm mua vàng, 1 triệu đồng biếu bố mẹ.
"Có những tháng Tết, vừa được nhận lương và thưởng, tôi mua 2 chỉ vàng cất vào tài sản tích lũy. Đến nay, tôi có hơn 2 cây vàng. Số vàng này không nhiều như người khác nhưng cảm thấy đã làm được việc có ý nghĩa cho bản thân.
Quá trình tích lũy vàng sẽ lâu dài, chưa biết bao giờ dừng lại. Tôi xác định không bao giờ bán số vàng đó, để dành phòng thân hoặc dùng dưỡng già, không làm phiền con cháu", chị T. nói.
Tình cờ mua vàng rồi có khoản tích lũy
Nhìn giá vàng nhẫn tăng lên gần 9 triệu đồng/chỉ, vợ chồng anh Sơn (Hà Nội) ước tính tiền lãi xấp xỉ cả trăm triệu đồng.
Anh Sơn cho biết, cách đây 5 năm, khi tổ chức đám cưới, hai vợ chồng dẫn nhau đi mua nhẫn. Lúc đó, công việc làm ăn thuận lợi, tiền nhàn rỗi khá nhiều. Nghe lời vợ khuyên nên có nhiều kênh để tiết kiệm, một phần giữ vàng làm vốn, người đàn ông này mua "vui vui" 1 cây trị giá 50 triệu đồng.
Nhiều người xác định mua vàng để trữ lâu dài (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Sau khi cưới, anh Sơn và bà xã có thêm 3 cây vàng được bố mẹ và họ hàng tặng. Chưa tính khoản tiền tiết kiệm từ trước đó, cặp vợ chồng son có trong tay 4 cây vàng làm vốn liếng với tổng trị giá gần 200 triệu đồng.
Thời điểm Covid-19 xảy ra, kinh tế khó khăn chồng chất, việc kinh doanh của anh Sơn bị đình trệ, phải gánh trên vai số tiền vay mượn để làm ăn. Sau đại dịch, vợ chồng bàn bạc tiếp tục làm công ăn lương, chờ thời cơ sẽ khởi nghiệp lại.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, anh Sơn và vợ đắn đo giữa việc nên giữ hay bán vàng. Sau khi bàn bạc, cặp đôi tin tưởng mức giá còn tăng, quyết định tích lũy thêm để phòng thân hoặc cho con về sau.
Năm 2021, nghe đồng nghiệp xôn xao về giá vàng, bàn chuyện tích trữ, anh Sơn và vợ thống nhất sẽ mua một chỉ hàng tháng, tránh để tiền trong túi dẫn đến mua sắm quá đà.
Từ năm 2021 đến năm 2023, hai vợ chồng thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Do không mất tiền thuê trọ, cặp đôi này vẫn để dư ra một khoản nhỏ hàng tháng.
Anh Sơn nhẩm tính, chi phí cho ăn uống khoảng 6 triệu đồng; dịch vụ chung cư và điện nước khoảng 1,5 triệu đồng; tiền học của con khoảng 5 triệu đồng; tiền sữa cho con 3 triệu đồng, 3 triệu đồng cho ma chay, cưới hỏi và đối nội, đối ngoại hai bên; 4 triệu đồng được tiết kiệm để mua vàng; số còn lại gửi tiết kiệm online và dự phòng phát sinh.
"Vợ chồng tôi có thu nhập khá nên mỗi tháng sẽ mua một chỉ. Đến nay, chúng tôi đã có 7 cây vàng, con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Khoảng 5-7 năm nữa, nếu công việc quá vất vả, hai vợ chồng tính sẽ bán vàng và chung cư, về quê sống thoải mái. Nếu không chịu khó tích lũy hàng tháng, làm sao chúng tôi có số vàng như hiện tại", anh Sơn nói.
Thời gian gần đây, kinh tế khó khăn, thu nhập giảm, cứ 3-4 tháng, hai vợ chồng anh Sơn mới dám mua 1-2 chỉ. Tuy nhiên, người đàn ông này khẳng định, việc tích lũy sẽ được duy trì, vì giá vàng vẫn chưa dừng đà tăng.
"Với những người có mức thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng, phải chi một khoản thuê trọ vẫn có thể cân nhắc tích lũy tài sản hay tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm mỗi tháng có thể chiếm 5-10%, ban đầu nhìn ít ỏi, nhưng về lâu dài sẽ là khối tài sản lớn nhờ sự kiên trì, kỷ luật", anh Sơn đúc kết.
Lúc chị T. đến cửa hàng, giá vàng nhẫn trơn cán mốc 8,9 triệu đồng/chỉ. Trao xấp tiền toàn tờ 500.000 đồng cho nhân viên tiệm vàng, cô gái ký vào tờ giấy mua bán rồi nhận lại 2 chỉ còn nguyên vỏ nhựa.
Sau khi cất vàng vào túi xách, chị T. trở về nhà. Tối hôm đó, khối tài sản tích lũy 6 năm qua có thêm một chiếc nhẫn.
"Đó là số vàng mà tôi tích lũy để làm quỹ nghỉ hưu", chị T. chia sẻ với Dân trí.
Mua vàng để có tài sản nghỉ hưu
Chị T., sinh năm 1997 trong một gia đình kinh doanh nhỏ. Nhìn thấy bố mẹ tích lũy vàng từ những đồng tiền nhỏ nhất, chị T. đã học được cách tiết kiệm từ rất sớm.
Lúc còn bé, mỗi dịp Tết, chị T. trích ra một phần tiền lì xì để dành dụm, mua đồ chơi và dụng cụ học tập. Năm 2015, khi vừa bước chân vào trường cao đẳng, cô gái quê Hòa Bình cố gắng dè sẻn hết mức, dành dụm mỗi tháng 500.000 đồng từ tiền bố mẹ chu cấp.
"Khi tôi mới lên Hà Nội học, bố mẹ khuyên phải có một khoản phòng thân. Tôi tính sẽ tích lũy vàng giống bố mẹ, mãi đến khi ra trường mới thực hiện được", chị T. cho hay.
Biến cố ập xuống với gia đình hồi năm 2016, chị gái của T. không may mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Nếu không có vàng của bố mẹ bán đi, khó có thể đủ kinh phí để chữa trị, bồi bổ, thuốc thang. Mỗi lần đến viện, nhìn nhiều người rơi vào cảnh khó khăn do bệnh tật, chị T. thấu hiểu hơn ai hết giá trị của tài sản tiết kiệm.
Số vàng chị T. đã mua khoảng một năm trở lại đây (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Năm 2018, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, chị T. trở thành nhân viên của một cửa hàng bán đồ công nghệ. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 8 triệu đồng, trong đó có 6 triệu đồng là lương cứng.
Chị T. chia nhỏ các phần chi tiêu để tiện quản lý. Trong đó, 1,2 triệu đồng dành cho cho tiền thuê nhà và điện nước tại khu vực Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Khoản chi cho ăn uống là 3 triệu đồng, 2 triệu đồng là chi phí xăng xe và gặp gỡ bạn bè hoặc mua sắm, 1 triệu đồng để dự phòng ốm đau. Số tiền ít ỏi còn lại được T. dành dụm mua vàng.
Đầu năm 2018, giá vàng nhẫn ở mức 4 triệu đồng/chỉ. Sau 4 tháng miệt mài tiết kiệm từ khi bắt đầu đi làm, chị T. đủ tiền để mua chiếc nhẫn 5 phân với giá 2 triệu đồng.
Đó là bước khởi đầu, tiếp thêm động lực cho cô gái này giữ thói quen tích lũy vàng.
Những năm tiếp theo, mỗi khi có tiền để dành, chị T. lại mua 3 phân, 5 phân, 1 chỉ. Sau một năm, cô gái này gom toàn bộ số vàng đổi thành một chiếc nhẫn 4-5 chỉ.
Nhờ năng lực làm việc tốt, T. được tăng lương và khoản hoa hồng bán hàng ngày càng cao hơn. Sau 2 năm, thu nhập hàng tháng của cô gái này lên 12 triệu đồng/tháng. Khoản tiền dư dả tăng lên, chị T. có cơ hội mua vàng nhiều hơn.
"Tôi không đặt chỉ tiêu phải mua hàng tháng, có thể 2-3 tháng mới mua vài chỉ, tùy theo khoản tiền nhàn rỗi mà mình có.
Nhiều người có suy nghĩ phải tích lũy được hàng trăm triệu đồng mới mua vàng, đó là sai lầm. Trên thị trường, có nhiều mặt hàng vàng 1 phân, 2 phân, 5 phân... Vì sao phải đợi đủ 1 chỉ mà không mua 2 nhẫn 5 phân rồi đổi thành 1 chỉ. Nếu bản thân mang tâm lý chờ đợi, không biết đến bao giờ mới có tài sản tích lũy", chị T. khuyên.
Khoảng 3 năm trở lại đây, tổng thu nhập hàng tháng của chị T. trên 20 triệu đồng/tháng nên tần suất mua vàng thường xuyên hơn - 2 tháng một lần.
Với mức thu nhập hơn 20 triệu đồng, chị T. chi 2 triệu đồng cho tiền thuê trọ, 4 triệu tiền ăn, 2,5 triệu đồng cho các khoản tụ tập và mua sắm đồ đạc, 3 triệu đồng tiêu lặt vặt, 3 triệu đồng để gửi tiết kiệm và 4 triệu đồng dành dụm mua vàng, 1 triệu đồng biếu bố mẹ.
"Có những tháng Tết, vừa được nhận lương và thưởng, tôi mua 2 chỉ vàng cất vào tài sản tích lũy. Đến nay, tôi có hơn 2 cây vàng. Số vàng này không nhiều như người khác nhưng cảm thấy đã làm được việc có ý nghĩa cho bản thân.
Quá trình tích lũy vàng sẽ lâu dài, chưa biết bao giờ dừng lại. Tôi xác định không bao giờ bán số vàng đó, để dành phòng thân hoặc dùng dưỡng già, không làm phiền con cháu", chị T. nói.
Tình cờ mua vàng rồi có khoản tích lũy
Nhìn giá vàng nhẫn tăng lên gần 9 triệu đồng/chỉ, vợ chồng anh Sơn (Hà Nội) ước tính tiền lãi xấp xỉ cả trăm triệu đồng.
Anh Sơn cho biết, cách đây 5 năm, khi tổ chức đám cưới, hai vợ chồng dẫn nhau đi mua nhẫn. Lúc đó, công việc làm ăn thuận lợi, tiền nhàn rỗi khá nhiều. Nghe lời vợ khuyên nên có nhiều kênh để tiết kiệm, một phần giữ vàng làm vốn, người đàn ông này mua "vui vui" 1 cây trị giá 50 triệu đồng.
Nhiều người xác định mua vàng để trữ lâu dài (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Sau khi cưới, anh Sơn và bà xã có thêm 3 cây vàng được bố mẹ và họ hàng tặng. Chưa tính khoản tiền tiết kiệm từ trước đó, cặp vợ chồng son có trong tay 4 cây vàng làm vốn liếng với tổng trị giá gần 200 triệu đồng.
Thời điểm Covid-19 xảy ra, kinh tế khó khăn chồng chất, việc kinh doanh của anh Sơn bị đình trệ, phải gánh trên vai số tiền vay mượn để làm ăn. Sau đại dịch, vợ chồng bàn bạc tiếp tục làm công ăn lương, chờ thời cơ sẽ khởi nghiệp lại.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, anh Sơn và vợ đắn đo giữa việc nên giữ hay bán vàng. Sau khi bàn bạc, cặp đôi tin tưởng mức giá còn tăng, quyết định tích lũy thêm để phòng thân hoặc cho con về sau.
Năm 2021, nghe đồng nghiệp xôn xao về giá vàng, bàn chuyện tích trữ, anh Sơn và vợ thống nhất sẽ mua một chỉ hàng tháng, tránh để tiền trong túi dẫn đến mua sắm quá đà.
Từ năm 2021 đến năm 2023, hai vợ chồng thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Do không mất tiền thuê trọ, cặp đôi này vẫn để dư ra một khoản nhỏ hàng tháng.
Anh Sơn nhẩm tính, chi phí cho ăn uống khoảng 6 triệu đồng; dịch vụ chung cư và điện nước khoảng 1,5 triệu đồng; tiền học của con khoảng 5 triệu đồng; tiền sữa cho con 3 triệu đồng, 3 triệu đồng cho ma chay, cưới hỏi và đối nội, đối ngoại hai bên; 4 triệu đồng được tiết kiệm để mua vàng; số còn lại gửi tiết kiệm online và dự phòng phát sinh.
"Vợ chồng tôi có thu nhập khá nên mỗi tháng sẽ mua một chỉ. Đến nay, chúng tôi đã có 7 cây vàng, con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Khoảng 5-7 năm nữa, nếu công việc quá vất vả, hai vợ chồng tính sẽ bán vàng và chung cư, về quê sống thoải mái. Nếu không chịu khó tích lũy hàng tháng, làm sao chúng tôi có số vàng như hiện tại", anh Sơn nói.
Thời gian gần đây, kinh tế khó khăn, thu nhập giảm, cứ 3-4 tháng, hai vợ chồng anh Sơn mới dám mua 1-2 chỉ. Tuy nhiên, người đàn ông này khẳng định, việc tích lũy sẽ được duy trì, vì giá vàng vẫn chưa dừng đà tăng.
"Với những người có mức thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng, phải chi một khoản thuê trọ vẫn có thể cân nhắc tích lũy tài sản hay tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm mỗi tháng có thể chiếm 5-10%, ban đầu nhìn ít ỏi, nhưng về lâu dài sẽ là khối tài sản lớn nhờ sự kiên trì, kỷ luật", anh Sơn đúc kết.