Giá vàng hôm nay 22/5: Vàng trong nước bất ngờ đi lên
Giá vàng trong nước đồng loạt đi lên trong khi giá vàng thế giới hạ nhiệt.
Thời điểm 8h30 sáng nay ngày 22/5 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.421 USD/ounce, giảm nhẹ 8 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua.
Tại thị trường trong nước, sau 5 phiên đấu thầu vàng miếng thành công, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra thị trường 35.000 lượng vàng miếng SJC. Việc tổ chức đấu thầu vàng miếng được kỳ vọng giúp ổn định thị trường vàng, tăng nguồn cung cho thị trường, qua đó giúp hạ nhiệt giá vàng miếng về sát với thế giới.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 88,9 - 90,9 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên hôm trước.
Vàng Doji HN niêm yết giá vàng ở mức 88,9 - 90,5 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên gần nhất. Vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 đứng ở mức 76,3 – 77,8 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua.
Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 88,6 - 90,6 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước. Giá vàng nhẫn niêm yết ở mức 75,7 - 77,5 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước.
Phú Quý SJC đang niêm yết vàng miếng SJC với giá 88,6 - 90,4 triệu đồng/lượng, chưa đổi so với chốt phiên hôm trước.
Giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng ở mức 76,06 – 77,56 triệu đồng/lượng (mua – bán), giữ nguyên so với chốt phiên trước đó.
Ngay sau khi tăng vọt lên tạo kỷ lục mới cao nhất lịch sử, vàng gặp phải áp lực chốt lời. Tuy nhiên, các yếu tố hỗ trợ mạnh giúp kim loại quý này vẫn trụ vững ở trên ngưỡng quan trọng 2.400 USD/ounce.
Trong thời gian tới, các nhà phân tích vẫn kỳ vọng giá vàng sẽ tăng cao hơn. Tuy nhiên, họ khuyến nghị nhà đầu tư tránh đuổi theo thị trường ở mức hiện tại.
Theo nhà phân tích Rhona O'Connell của StoneX, "việc mất đà tăng là không thể tránh khỏi tại một thời điểm nào đó vì những người mới đã nhảy vào thị trường, nhưng có khả năng sẽ có nhiều nhà đầu tư hơn đến. Hầu hết mọi người đều tham gia lâu dài và có khả năng ở lại do căng thẳng địa chính trị, các vấn đề ngân hàng và cuộc bầu cử trên toàn thế giới trong năm nay”. Vai trò chính của vàng là giảm bớt rủi ro, cho dù là vấn đề về tài chính, địa chính trị hay biến động, ông nói thêm.
Thời gian qua, vàng được hỗ trợ mạnh trong bối cảnh bất ổn về địa chính trị và kinh tế. Theo dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, kể từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng hơn 16%, đạt mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce trong tháng 5. Một số chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẵn sàng cho một đợt tăng giá khác. Các nhà phân tích của Citi Bank gần đây lạc quan dự đoán vàng có thể đạt 3.000 USD/ounce trong vòng 6 đến 18 tháng tới.
Với việc 7.900 lượng vàng miếng SJC trúng thầu hôm nay, một tháng qua, các doanh nghiệp, ngân hàng chi hơn 3.000 tỷ mua vào 35.000 lượng từ Ngân hàng Nhà nước.
Tin liên quan
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới tăng phi mã, vàng SJC và nhẫn nóng theo
- Giá vàng miếng tăng 5 triệu đồng/lượng sau một tuần
- Giá vàng tăng mạnh trở lại: Xu hướng tiếp theo thế nào, có còn cơ hội đầu tư?
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Nga-Ukraine nóng rực, vàng nhẫn vượt 86 triệu/lượng
- Giá vàng tăng mạnh trở lại: Xu hướng tiếp theo thế nào?