Giá vàng đột ngột lao dốc, mất mốc quan trọng
Vàng miếng SJC neo tại 80 triệu đồng/lượng
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/7, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78,5-80 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với hôm qua. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 1,5 triệu đồng.
Giá vàng miếng bắt đầu được điều chỉnh phiên 17/7, sau 1,5 tháng bất động khi tăng 2,52 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 3,02 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Vàng nhẫn kết phiên hôm qua được giao dịch tại 75,8-77,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 400.000 đồng mỗi chiều trong phiên hôm qua sau khi tăng mạnh.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.398 USD/ounce, giảm 41 USD so với phiên liền trước. Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế thấp hơn giá vàng miếng khoảng 4,5-5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là 2,5-3 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Sau đợt tăng nóng hơn 100 USD/ounce trong một tuần và thiết lập đỉnh mới, giá vàng thế giới đột ngột lao dốc. Trước đó, hôm 17/7, kim loại quý thế giới ghi nhận kỷ lục 2.483,6 USD/ounce. Giá vàng đi xuống trong bối cảnh nhà đầu tư tranh thủ bán chốt lời. Đây được cho là sự điều chỉnh cần thiết để giá vàng thế giới lấy lại đà tăng.
Russell Shor, chuyên gia thị trường cao cấp tại nền tảng giao dịch đa tài sản Tradu, cho biết các nhà phân tích dự báo vàng sẽ tăng giá trong dài hạn do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị cắt giảm lãi suất cũng như niềm tin rằng lạm phát đang được kiểm soát. Ông nói tình trạng bất ổn địa chính trị và nhu cầu từ các ngân hàng trung ương cũng đang tạo ra triển vọng tích cực cho giá vàng trong trung và dài hạn.
Theo công cụ CME FedWatch, thị trường đang dự báo 98% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Vàng có xu hướng trở nên hấp dẫn hơn trong môi trường lãi suất thấp.
James Stanley, chuyên gia thị trường cao cấp tại Forex.com, cũng dự báo vàng sẽ tăng. Theo vị này, mức 2.500 USD/ounce, cao nhất lịch sử, là khả thi với vàng trong thời gian tới.
Thị trường vàng nhiều biến động (Ảnh: Thành Đông).
USD tự do mất mốc 26.000 đồng
Trong bối cảnh vàng giảm giá, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 104,37 điểm, tăng 0,42% so với hôm qua và tăng 2,81% từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.246 đồng, giảm 5 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.039-25.459 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.108-25.458 đồng. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.148-25.455 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.670-25.750 đồng/USD (mua - bán), tăng 25 đồng ở chiều mua vào và tăng 15 đồng ở chiều bán ra song vẫn chưa thể lấy lại mốc 26.000 đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/7, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 78,5-80 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với hôm qua. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 1,5 triệu đồng.
Giá vàng miếng bắt đầu được điều chỉnh phiên 17/7, sau 1,5 tháng bất động khi tăng 2,52 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 3,02 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Vàng nhẫn kết phiên hôm qua được giao dịch tại 75,8-77,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 400.000 đồng mỗi chiều trong phiên hôm qua sau khi tăng mạnh.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.398 USD/ounce, giảm 41 USD so với phiên liền trước. Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế thấp hơn giá vàng miếng khoảng 4,5-5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là 2,5-3 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Sau đợt tăng nóng hơn 100 USD/ounce trong một tuần và thiết lập đỉnh mới, giá vàng thế giới đột ngột lao dốc. Trước đó, hôm 17/7, kim loại quý thế giới ghi nhận kỷ lục 2.483,6 USD/ounce. Giá vàng đi xuống trong bối cảnh nhà đầu tư tranh thủ bán chốt lời. Đây được cho là sự điều chỉnh cần thiết để giá vàng thế giới lấy lại đà tăng.
Russell Shor, chuyên gia thị trường cao cấp tại nền tảng giao dịch đa tài sản Tradu, cho biết các nhà phân tích dự báo vàng sẽ tăng giá trong dài hạn do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị cắt giảm lãi suất cũng như niềm tin rằng lạm phát đang được kiểm soát. Ông nói tình trạng bất ổn địa chính trị và nhu cầu từ các ngân hàng trung ương cũng đang tạo ra triển vọng tích cực cho giá vàng trong trung và dài hạn.
Theo công cụ CME FedWatch, thị trường đang dự báo 98% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Vàng có xu hướng trở nên hấp dẫn hơn trong môi trường lãi suất thấp.
James Stanley, chuyên gia thị trường cao cấp tại Forex.com, cũng dự báo vàng sẽ tăng. Theo vị này, mức 2.500 USD/ounce, cao nhất lịch sử, là khả thi với vàng trong thời gian tới.
Thị trường vàng nhiều biến động (Ảnh: Thành Đông).
USD tự do mất mốc 26.000 đồng
Trong bối cảnh vàng giảm giá, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 104,37 điểm, tăng 0,42% so với hôm qua và tăng 2,81% từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.246 đồng, giảm 5 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.039-25.459 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.108-25.458 đồng. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.148-25.455 đồng.
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.670-25.750 đồng/USD (mua - bán), tăng 25 đồng ở chiều mua vào và tăng 15 đồng ở chiều bán ra song vẫn chưa thể lấy lại mốc 26.000 đồng.