Dự báo bất ngờ về giá vàng tuần tới
Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 30/9 đến 5/10, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 82-84 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Tuần vừa rồi, giá vàng miếng SJC "khởi động" ở mức 81,5-83,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) sau đó được điều chỉnh tăng thêm 500.000 đồng mỗi chiều và duy trì mức giá hiện tại đến hết tuần.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn tuần vừa rồi liên tiếp được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng, kết tuần được niêm yết tại 82-83,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 1,3 triệu đồng. Mức giá trên cũng là kỷ lục mới của vàng nhẫn.
Một số thương hiệu lớn thậm chí bán ra giá 83,6 triệu đồng/lượng vàng nhẫn. Còn loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 83,4 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng trong nước khởi sắc bất chấp tuần qua giá vàng thế giới có dấu hiệu suy yếu. Sức phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang gây ngạc nhiên cho thị trường tài chính.
Cụ thể, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, 254.000 việc làm đã được tạo ra vào tháng trước, đánh dấu báo cáo việc làm mạnh nhất trong 6 tháng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,1%.
Trong khi áp lực lạm phát vẫn tiếp diễn, người tiêu dùng Mỹ đã thấy tiền lương của họ tăng 0,4% vào tháng trước. Với lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn neo ở mức 2,2%, tiền lương thực tế của người Mỹ đã tăng 2,8% trong 9 tháng đầu năm. Nếu tính trong một năm gần nhất, mức tăng ghi nhận được là 4%.
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee nhận định báo cáo việc làm tháng 9 "xuất sắc". Các số liệu kinh tế lạc quan cùng bình luận "không vội vã giảm lãi suất mạnh tay" của Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm đầu tuần khiến nhà đầu tư giảm đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất thêm 50 điểm cơ bản (0,5%) tháng tới.
Theo Công cụ FedWatch của CME, thị trường định giá 30% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,5% vào tháng tới. Một nhóm nhỏ nhà đầu tư thậm chí còn cho rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất.
Sự thay đổi trong kỳ vọng về chính sách tiền tệ này đã đẩy USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - lên mức cao nhất trong 7 tuần, hiện neo trên 102 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số này tăng 2,1%.
Những yếu tố kể trên là trở ngại với vàng. Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt 2.653 USD/ounce, giảm 4 USD so với trước đó và là mức chốt tuần.
Giá vàng thế giới suy yếu tuần qua (Ảnh: Tiến Tuấn).
Bất chấp các yếu tố bất lợi, Ole Hansen, Trưởng phòng Chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, vẫn cho rằng với tình hình xung đột và căng thẳng địa chính trị như hiện tại, vàng vẫn là tài sản an toàn được lựa chọn.
Trong bối cảnh nợ toàn cầu gia tăng và bất ổn, vàng vẫn là tài sản duy nhất không mang lại rủi ro cho bên thứ 3 và không kèm theo rủi ro địa chính trị. Đây là 2 lý do chính khiến các ngân hàng trung ương lớn liên tục tích trữ vàng.
Nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong cho rằng, báo cáo bảng lương mạnh mẽ dường như đã khiến giới đầu tư chắc chắn mức cắt giảm 25 điểm cơ bản (0,25%) thay vì 50 điểm cơ bản. Giá đã giảm trong ngắn hạn, nhưng Wong vẫn duy trì sự lạc quan đối với vàng, ông cho rằng kim loại quý vẫn trong xu hướng tăng.
Còn theo chiến lược gia thị trường Phillip Streible của Blue Line Futures, nếu tình hình địa chính trị có chiều hướng xấu, giá vàng tương lai có thể dễ dàng tăng tốc trở lại, leo lên mức 2.700 USD/ounce và chinh phục kỷ lục mới.
Tuần vừa rồi, giá vàng miếng SJC "khởi động" ở mức 81,5-83,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) sau đó được điều chỉnh tăng thêm 500.000 đồng mỗi chiều và duy trì mức giá hiện tại đến hết tuần.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn tuần vừa rồi liên tiếp được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng, kết tuần được niêm yết tại 82-83,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 1,3 triệu đồng. Mức giá trên cũng là kỷ lục mới của vàng nhẫn.
Một số thương hiệu lớn thậm chí bán ra giá 83,6 triệu đồng/lượng vàng nhẫn. Còn loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 83,4 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng trong nước khởi sắc bất chấp tuần qua giá vàng thế giới có dấu hiệu suy yếu. Sức phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang gây ngạc nhiên cho thị trường tài chính.
Cụ thể, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, 254.000 việc làm đã được tạo ra vào tháng trước, đánh dấu báo cáo việc làm mạnh nhất trong 6 tháng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,1%.
Trong khi áp lực lạm phát vẫn tiếp diễn, người tiêu dùng Mỹ đã thấy tiền lương của họ tăng 0,4% vào tháng trước. Với lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn neo ở mức 2,2%, tiền lương thực tế của người Mỹ đã tăng 2,8% trong 9 tháng đầu năm. Nếu tính trong một năm gần nhất, mức tăng ghi nhận được là 4%.
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee nhận định báo cáo việc làm tháng 9 "xuất sắc". Các số liệu kinh tế lạc quan cùng bình luận "không vội vã giảm lãi suất mạnh tay" của Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm đầu tuần khiến nhà đầu tư giảm đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất thêm 50 điểm cơ bản (0,5%) tháng tới.
Theo Công cụ FedWatch của CME, thị trường định giá 30% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,5% vào tháng tới. Một nhóm nhỏ nhà đầu tư thậm chí còn cho rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất.
Sự thay đổi trong kỳ vọng về chính sách tiền tệ này đã đẩy USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - lên mức cao nhất trong 7 tuần, hiện neo trên 102 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số này tăng 2,1%.
Những yếu tố kể trên là trở ngại với vàng. Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt 2.653 USD/ounce, giảm 4 USD so với trước đó và là mức chốt tuần.
Giá vàng thế giới suy yếu tuần qua (Ảnh: Tiến Tuấn).
Bất chấp các yếu tố bất lợi, Ole Hansen, Trưởng phòng Chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, vẫn cho rằng với tình hình xung đột và căng thẳng địa chính trị như hiện tại, vàng vẫn là tài sản an toàn được lựa chọn.
Trong bối cảnh nợ toàn cầu gia tăng và bất ổn, vàng vẫn là tài sản duy nhất không mang lại rủi ro cho bên thứ 3 và không kèm theo rủi ro địa chính trị. Đây là 2 lý do chính khiến các ngân hàng trung ương lớn liên tục tích trữ vàng.
Nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong cho rằng, báo cáo bảng lương mạnh mẽ dường như đã khiến giới đầu tư chắc chắn mức cắt giảm 25 điểm cơ bản (0,25%) thay vì 50 điểm cơ bản. Giá đã giảm trong ngắn hạn, nhưng Wong vẫn duy trì sự lạc quan đối với vàng, ông cho rằng kim loại quý vẫn trong xu hướng tăng.
Còn theo chiến lược gia thị trường Phillip Streible của Blue Line Futures, nếu tình hình địa chính trị có chiều hướng xấu, giá vàng tương lai có thể dễ dàng tăng tốc trở lại, leo lên mức 2.700 USD/ounce và chinh phục kỷ lục mới.
Tin liên quan