Dự báo bất ngờ về giá vàng sau khi bật tăng mạnh
Vàng được hỗ trợ mạnh mẽ trong dài hạn
Kết thúc tuần giao dịch vừa rồi (7/10-12/10), giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82,5-84,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 2 triệu đồng. Vàng miếng khởi động tuần với mức giá 83-85 triệu đồng/lượng (mua - bán) song đến giữa tuần (10/10) bất ngờ giảm 500.000 đồng mỗi chiều.
Vàng nhẫn tròn trơn được niêm yết tại 81,6-83 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng mỗi chiều trong phiên cuối tuần.
Trên thị trường thế giới, giá vàng hôm nay đạt 2.659 USD/ounce, tăng 30 USD so với trước đó và ghi nhận phiên tăng giá thứ 2 sau 6 phiên giảm. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng thế giới tương đương 79 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế dao động 3,5-5,5 triệu đồng mỗi lượng, tùy thời điểm.
Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt 2.657 USD/ounce, cũng là giá đóng cửa tuần. Chỉ trong 2 phiên cuối tuần, giá vàng đã tăng 50 USD mỗi ounce. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng thế giới tương đương 79 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế dao động 3,5-5,5 triệu đồng mỗi lượng, tùy thời điểm.
Số liệu lạm phát của nền kinh tế số một thế giới giúp củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tháng tới, từ đó kéo vàng lên cao. Nhu cầu trú ẩn cũng được duy trì do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông. Vàng đã tăng giá bất chấp USD vẫn quanh mức cao nhất 2 tháng so với rổ tiền tệ lớn.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, dự báo vàng chạm 3.000 USD/ounce năm 2025, do căng thẳng địa chính trị, lo ngại lạm phát và bất ổn liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ.
Chiến lược gia thị trường cao cấp James Stanley của Forex.com thì cho biết, gần 6 tháng qua, thay vì bán, ông đã và tiếp tục tìm cơ hội mua vào sau các đợt điều chỉnh. James Stanley nói thêm rằng, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn tiếp tục nói về chính sách nới lỏng, không có lý do gì để nghi ngờ về đà tăng dài hạn của kim loại quý này.
Các số liệu kinh tế "ủng hộ" đà tăng của vàng (Ảnh: Thành Đông).
Sau Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ là đơn vị tiếp theo tiến hành họp về chính sách tiền tệ của mình. Hiện tại, thị trường ngày càng chắc chắn ECB sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản (0,25%) tại cuộc họp lần này.
Tuần tới, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu tiêu dùng để xem chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ có tiếp tục giữ vững hay không. Một số nhà phân tích lưu ý rằng trong ngắn hạn, bất kỳ dữ liệu kinh tế mạnh nào ảnh hưởng đến chu kỳ nới lỏng của Fed có thể gây áp lực lên giá.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cũng nhận định dữ liệu kinh tế và lãi suất cũng không quá lo ngại với vàng, bởi kim loại quý này vẫn được hỗ trợ tốt như một tài sản an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị. Sự hỗn loạn ở Trung Đông có thể tiếp tục chi phối dòng chảy đầu tư trong tuần tới.
Naeem Aslam, Giám đốc đầu tư của Zaye Capital Markets, dự báo giá vàng có thể tăng lên 2.800 USD/ounce. Tuy nhiên ông cũng không loại bỏ khả năng giá có thể rơi xuống mốc 2.500 USD/ounce nếu lực cầu trú ẩn giảm.
Đồng bạc xanh giảm nhẹ
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 102,8 điểm, giảm 0,14% so với trước đó trước sự đi lên của vàng song vẫn ở vùng giá cao nhất 2 tháng.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.175 đồng, tăng 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 22.968-25.373 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.630-25.020 đồng (mua - bán), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.610-25.020 đồng, giảm 60 đồng mỗi chiều.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.240-25.340 đồng (mua - bán), giảm 10 đồng so với trước đó. So với đầu tuần, giá USD tự do đã tăng 130 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Kết thúc tuần giao dịch vừa rồi (7/10-12/10), giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82,5-84,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 2 triệu đồng. Vàng miếng khởi động tuần với mức giá 83-85 triệu đồng/lượng (mua - bán) song đến giữa tuần (10/10) bất ngờ giảm 500.000 đồng mỗi chiều.
Vàng nhẫn tròn trơn được niêm yết tại 81,6-83 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng mỗi chiều trong phiên cuối tuần.
Trên thị trường thế giới, giá vàng hôm nay đạt 2.659 USD/ounce, tăng 30 USD so với trước đó và ghi nhận phiên tăng giá thứ 2 sau 6 phiên giảm. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng thế giới tương đương 79 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế dao động 3,5-5,5 triệu đồng mỗi lượng, tùy thời điểm.
Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt 2.657 USD/ounce, cũng là giá đóng cửa tuần. Chỉ trong 2 phiên cuối tuần, giá vàng đã tăng 50 USD mỗi ounce. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng thế giới tương đương 79 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế dao động 3,5-5,5 triệu đồng mỗi lượng, tùy thời điểm.
Số liệu lạm phát của nền kinh tế số một thế giới giúp củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tháng tới, từ đó kéo vàng lên cao. Nhu cầu trú ẩn cũng được duy trì do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông. Vàng đã tăng giá bất chấp USD vẫn quanh mức cao nhất 2 tháng so với rổ tiền tệ lớn.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, dự báo vàng chạm 3.000 USD/ounce năm 2025, do căng thẳng địa chính trị, lo ngại lạm phát và bất ổn liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ.
Chiến lược gia thị trường cao cấp James Stanley của Forex.com thì cho biết, gần 6 tháng qua, thay vì bán, ông đã và tiếp tục tìm cơ hội mua vào sau các đợt điều chỉnh. James Stanley nói thêm rằng, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn tiếp tục nói về chính sách nới lỏng, không có lý do gì để nghi ngờ về đà tăng dài hạn của kim loại quý này.
Các số liệu kinh tế "ủng hộ" đà tăng của vàng (Ảnh: Thành Đông).
Sau Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ là đơn vị tiếp theo tiến hành họp về chính sách tiền tệ của mình. Hiện tại, thị trường ngày càng chắc chắn ECB sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản (0,25%) tại cuộc họp lần này.
Tuần tới, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu tiêu dùng để xem chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ có tiếp tục giữ vững hay không. Một số nhà phân tích lưu ý rằng trong ngắn hạn, bất kỳ dữ liệu kinh tế mạnh nào ảnh hưởng đến chu kỳ nới lỏng của Fed có thể gây áp lực lên giá.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cũng nhận định dữ liệu kinh tế và lãi suất cũng không quá lo ngại với vàng, bởi kim loại quý này vẫn được hỗ trợ tốt như một tài sản an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị. Sự hỗn loạn ở Trung Đông có thể tiếp tục chi phối dòng chảy đầu tư trong tuần tới.
Naeem Aslam, Giám đốc đầu tư của Zaye Capital Markets, dự báo giá vàng có thể tăng lên 2.800 USD/ounce. Tuy nhiên ông cũng không loại bỏ khả năng giá có thể rơi xuống mốc 2.500 USD/ounce nếu lực cầu trú ẩn giảm.
Đồng bạc xanh giảm nhẹ
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 102,8 điểm, giảm 0,14% so với trước đó trước sự đi lên của vàng song vẫn ở vùng giá cao nhất 2 tháng.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.175 đồng, tăng 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 22.968-25.373 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.630-25.020 đồng (mua - bán), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.610-25.020 đồng, giảm 60 đồng mỗi chiều.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.240-25.340 đồng (mua - bán), giảm 10 đồng so với trước đó. So với đầu tuần, giá USD tự do đã tăng 130 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Tin liên quan