Diễn biến bất ngờ của giá vàng sau khi mất mốc kỷ lục
Vàng thế giới tăng mạnh phiên cuối tuần
Kết thúc tuần vừa rồi (19/8-24/8), giá vàng thế giới dừng tại mốc 2.512 USD/ounce, tức tăng hơn 25 USD. Nguyên nhân là USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, sau bình luận ám chỉ giảm lãi suất tháng 9 của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Các yếu tố này đã giúp vàng có được mức tăng 1% trong ngày cuối tuần, dù vẫn giảm so với giá kỷ lục 2.552 USD/ounce đạt được vào thứ 3.
Trong bài phát biểu tại hội nghị ở Jackson Hole, ông Jerome Powell cho biết "đã đến lúc" Fed giảm lãi suất và lạm phát cũng đang về gần mục tiêu 2%. Đây là tuyên bố rõ ràng nhất của ông về việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Sau thông tin này, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đã giảm 0,8%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm. Những điều này giúp vàng hấp dẫn hơn với người mua ngoài Mỹ.
Nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong cho biết, thị trường tài sản đang phản ứng tốt với bình luận chung nhưng có phần mở của ông Jerome Powell rằng đã đến lúc chính sách cần phải được điều chỉnh. Tai Wong dự báo vàng sẽ tiếp tục tăng cao hơn trước cuộc họp của Fed vào tháng 9.
Từ trước đến nay, lãi suất của Mỹ thấp hơn thường làm tăng sức hấp dẫn tương đối của vàng thỏi. Giám đốc điều hành Alex Abkarian của Allegiance Gold cho biết kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất có thể đẩy vàng lên mức 2.550-2.600 USD/ounce.
Nhà đầu tư hiện đặt cược 60% khả năng Fed giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%) trong tháng 9. Xác suất giảm 50 điểm cơ bản là 40%.
Vàng thế giới tăng mạnh cuối tuần (Ảnh: Tiến Tuấn).
Vàng miếng SJC trong nước lên 81 triệu đồng
Cũng trong tuần vừa rồi, hôm 20/8, giá vàng miếng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua - bán). Mức giá này được duy trì đến hiện tại và cũng là cao nhất từ khi Ngân hàng Nhà nước thay đổi cách bình ổn thị trường từ đầu tháng 6, thông qua bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC, thay vì đấu thầu.
Theo quy định, 4 nhà băng quốc doanh và Công ty SJC được phép bán chênh tối đa 1 triệu đồng so với giá họ mua từ Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mức bán ra từ cơ quan quản lý cho các đơn vị kinh doanh khoảng 80 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, vàng nhẫn chốt tuần qua được giao dịch tại 77,1-78,4 triệu đồng/lượng (mua - bán). Đây cũng là mức cao nhất của mặt hàng này từ đầu năm. Lần đầu giá vàng nhẫn đạt mức này là vào tuần trước, phiên ngày 17/8.
Kết thúc tuần vừa rồi (19/8-24/8), giá vàng thế giới dừng tại mốc 2.512 USD/ounce, tức tăng hơn 25 USD. Nguyên nhân là USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, sau bình luận ám chỉ giảm lãi suất tháng 9 của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Các yếu tố này đã giúp vàng có được mức tăng 1% trong ngày cuối tuần, dù vẫn giảm so với giá kỷ lục 2.552 USD/ounce đạt được vào thứ 3.
Trong bài phát biểu tại hội nghị ở Jackson Hole, ông Jerome Powell cho biết "đã đến lúc" Fed giảm lãi suất và lạm phát cũng đang về gần mục tiêu 2%. Đây là tuyên bố rõ ràng nhất của ông về việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Sau thông tin này, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đã giảm 0,8%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm. Những điều này giúp vàng hấp dẫn hơn với người mua ngoài Mỹ.
Nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong cho biết, thị trường tài sản đang phản ứng tốt với bình luận chung nhưng có phần mở của ông Jerome Powell rằng đã đến lúc chính sách cần phải được điều chỉnh. Tai Wong dự báo vàng sẽ tiếp tục tăng cao hơn trước cuộc họp của Fed vào tháng 9.
Từ trước đến nay, lãi suất của Mỹ thấp hơn thường làm tăng sức hấp dẫn tương đối của vàng thỏi. Giám đốc điều hành Alex Abkarian của Allegiance Gold cho biết kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất có thể đẩy vàng lên mức 2.550-2.600 USD/ounce.
Nhà đầu tư hiện đặt cược 60% khả năng Fed giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%) trong tháng 9. Xác suất giảm 50 điểm cơ bản là 40%.
Vàng thế giới tăng mạnh cuối tuần (Ảnh: Tiến Tuấn).
Vàng miếng SJC trong nước lên 81 triệu đồng
Cũng trong tuần vừa rồi, hôm 20/8, giá vàng miếng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua - bán). Mức giá này được duy trì đến hiện tại và cũng là cao nhất từ khi Ngân hàng Nhà nước thay đổi cách bình ổn thị trường từ đầu tháng 6, thông qua bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC, thay vì đấu thầu.
Theo quy định, 4 nhà băng quốc doanh và Công ty SJC được phép bán chênh tối đa 1 triệu đồng so với giá họ mua từ Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mức bán ra từ cơ quan quản lý cho các đơn vị kinh doanh khoảng 80 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, vàng nhẫn chốt tuần qua được giao dịch tại 77,1-78,4 triệu đồng/lượng (mua - bán). Đây cũng là mức cao nhất của mặt hàng này từ đầu năm. Lần đầu giá vàng nhẫn đạt mức này là vào tuần trước, phiên ngày 17/8.
Tin liên quan
- Tối 25-11, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chưa ngừng đà rớt mạnh
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới giảm không phanh, vàng SJC và nhẫn lao dốc
- Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Thế giới tăng phi mã, vàng SJC và nhẫn nóng theo
- Giá vàng miếng tăng 5 triệu đồng/lượng sau một tuần
- Giá vàng tăng mạnh trở lại: Xu hướng tiếp theo thế nào, có còn cơ hội đầu tư?