Diễn biến bất ngờ của giá vàng nhẫn
Vàng nhẫn trở lại giá 83 triệu đồng/lượng
Kết phiên giao dịch ngày 3/10, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 82-84 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn phiên hôm qua trở lại mốc kỷ lục, tăng 200.000 đồng ở chiều mua và 100.000 đồng so với trước đó, được niêm yết tại mức 81,6-83 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán thu hẹp từ 1,5 triệu đồng về 1,4 triệu đồng. Loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 83,1 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng đạt 2.648 USD/ounce, giảm 10 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng thế giới tương đương 79,6 triệu đồng/lượng.
Giá kim loại quý quốc tế biến động lên - xuống trong vài ngày gần đây, chưa xác lập xu hướng rõ rệt. Sau khi lập đỉnh 2.685 USD/ounce, giá vàng quốc tế trồi sụt.
Dự báo về giá vàng thời gian tới, phần đông chuyên gia cho rằng kim loại quý vẫn trong chu kỳ tăng. Tuy nhiên, vàng có thể đối diện với các đợt điều chỉnh ngắn hạn.
Chuyên gia phân tích thị trường Carlo Alberto De Casa của Kinesis Money cho rằng dù chịu một số áp lực ngắn hạn do sức mạnh của đồng USD, môi trường hiện tại "vẫn cực kỳ thuận lợi cho vàng". Trong năm nay, giá vàng đã tăng hơn 28% trước lo ngại về tình hình leo thang hơn nữa ở Trung Đông.
Về lâu dài, chiến lược gia hàng hóa cấp cao Daniel Hynes của ANZ cho rằng, triển vọng về lãi suất thực sẽ thúc đẩy giá vàng. Theo ông, mức tăng 28% cũng một phần được thúc đẩy bởi chính sách nới lỏng từ Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang dự báo khoảng 61% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%) tại cuộc họp tháng 11.
Giá vàng thế giới trồi sụt (Tiến Tuấn).
Báo cáo mới nhất cho thấy, lĩnh vực tư nhân của Mỹ đã tạo ra 143.000 việc làm vào tháng trước. Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ 6 (giờ Mỹ), đồng thời cũng chú ý đến bình luận từ các quan chức Fed để tìm kiếm manh mối về lộ trình chính sách thời gian tới.
Chuyên gia phân tích thị trường Carlo Alberto De Casa cho rằng, dữ liệu việc làm yếu sẽ làm tăng khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản (0,25) vào tháng tới và kịch bản đó sẽ lại đẩy giá vàng lên mức kỷ lục mới.
Giá USD đồng loạt tăng
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,96 điểm, tăng 0,27% so với trước đó. Đây là mức cao nhất hơn một tháng của đồng bạc xanh.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.115 đồng, tăng 34 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 22.909-25.320 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.550-24.920 đồng (mua - bán), tăng 120 đồng so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.560-24.970 đồng (mua - bán), cũng tăng 160 đồng mỗi chiều.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 24.950-25.050 đồng (mua - bán), tăng 20 đồng mỗi chiều.
Kết phiên giao dịch ngày 3/10, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 82-84 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với trước đó. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn phiên hôm qua trở lại mốc kỷ lục, tăng 200.000 đồng ở chiều mua và 100.000 đồng so với trước đó, được niêm yết tại mức 81,6-83 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán thu hẹp từ 1,5 triệu đồng về 1,4 triệu đồng. Loại vàng 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 83,1 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng đạt 2.648 USD/ounce, giảm 10 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, vàng thế giới tương đương 79,6 triệu đồng/lượng.
Giá kim loại quý quốc tế biến động lên - xuống trong vài ngày gần đây, chưa xác lập xu hướng rõ rệt. Sau khi lập đỉnh 2.685 USD/ounce, giá vàng quốc tế trồi sụt.
Dự báo về giá vàng thời gian tới, phần đông chuyên gia cho rằng kim loại quý vẫn trong chu kỳ tăng. Tuy nhiên, vàng có thể đối diện với các đợt điều chỉnh ngắn hạn.
Chuyên gia phân tích thị trường Carlo Alberto De Casa của Kinesis Money cho rằng dù chịu một số áp lực ngắn hạn do sức mạnh của đồng USD, môi trường hiện tại "vẫn cực kỳ thuận lợi cho vàng". Trong năm nay, giá vàng đã tăng hơn 28% trước lo ngại về tình hình leo thang hơn nữa ở Trung Đông.
Về lâu dài, chiến lược gia hàng hóa cấp cao Daniel Hynes của ANZ cho rằng, triển vọng về lãi suất thực sẽ thúc đẩy giá vàng. Theo ông, mức tăng 28% cũng một phần được thúc đẩy bởi chính sách nới lỏng từ Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang dự báo khoảng 61% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%) tại cuộc họp tháng 11.
Giá vàng thế giới trồi sụt (Tiến Tuấn).
Báo cáo mới nhất cho thấy, lĩnh vực tư nhân của Mỹ đã tạo ra 143.000 việc làm vào tháng trước. Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ 6 (giờ Mỹ), đồng thời cũng chú ý đến bình luận từ các quan chức Fed để tìm kiếm manh mối về lộ trình chính sách thời gian tới.
Chuyên gia phân tích thị trường Carlo Alberto De Casa cho rằng, dữ liệu việc làm yếu sẽ làm tăng khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản (0,25) vào tháng tới và kịch bản đó sẽ lại đẩy giá vàng lên mức kỷ lục mới.
Giá USD đồng loạt tăng
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,96 điểm, tăng 0,27% so với trước đó. Đây là mức cao nhất hơn một tháng của đồng bạc xanh.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.115 đồng, tăng 34 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 22.909-25.320 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.550-24.920 đồng (mua - bán), tăng 120 đồng so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 24.560-24.970 đồng (mua - bán), cũng tăng 160 đồng mỗi chiều.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 24.950-25.050 đồng (mua - bán), tăng 20 đồng mỗi chiều.